Mới đây, tại TP Cần Thơ, gần 300 cán bộ chuyên trách thuộc văn phòng điều phối xây dựng NTM các, tỉnh thành phố cả nước về tham dự Hội nghị toàn quốc văn phòng điều phối NTM cấp tỉnh năm 2016, do Văn phòng điều phối NTM Trung ương (Bộ NN-PTNT) phối hợp UBND TP Cần Thơ tổ chức.
Thành tựu 5 năm đầu Hai bức tranh trước và sau thời gian 5 năm (2010-2015) xây dựng NTM ở các xã, huyện đã công nhận đạt chuẩn NTM cho thấy sự khác biệt rõ nét xét theo từng tiêu chí, đặc biệt đời sống người dân vùng nông thôn được nâng cao rõ rệt. Từ bước khởi đầu cuộc vận động người dân nhận thức, đóng vai trò chủ thể trong xây dựng đường làng, thôn xóm xanh, sạch đẹp.Nông thôn có điện, nước sạch, xây chợ văn minh, nhà văn hóa cộng đồng, trường học, trạm y tế đạt chuẩn…, đã hiển hiện thật sự trước mắt người dân miền quê. Những đổi thay trong từ nếp sống, cách làm, đặc biệt là tìm lối ra phát triển SX nâng cao thu nhập nông hộ, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Ông Nguyễn Văn Doanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang, Chánh văn phòng điều phối Ban chỉ đạo (BCĐ) chương trình xây dựng NTM tỉnh này nhấn mạnh quan điểm xây dựng NTM “làm đến đâu, chắc đến đó”, tuyệt đối không lấy số lượng xã đạt chuẩn NTM làm thành tích.Quả thật sau 5 năm triển khai thực hiện NTM Bắc Giang đã tạo chuyển biến tích cực: Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng và ngày càng nâng cấp; SX nông nghiệp tiếp tục phát triển, ứng dụng tiến bộ KHCN mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao. Số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn khang trang.
Đến hết năm 2015, Bắc Giang không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí, hiện có nhiều xã hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng NTM, song tỉnh chỉ tiến hành công nhận cho 34 xã đạt chuẩn, phấn đấu hết năm 2016 toàn tỉnh có 50 xã đạt chuẩn NTM. Đến năm 2020 Bắc Giang sẽ có khoảng 40% số xã và 1 đến 2 huyện đạt chuẩn NTM.Nhiều cán bộ trực tiếp xây dựng NTM các tỉnh, thành cho rằng: Do xuất phát điểm và tính đặc thù của mỗi địa phương nên mỗi xã đang xây dựng NTM có chuyển biến khác nhau. Tuy vậy trong 5 năm qua, chính từ những nỗ lực phấn đấu ban đầu của người dân và cán bộ chính quyền, ban ngành đoàn thể ở địa phương đã chứng minh những xã, huyện đạt chuẩn NTM phát triển đúng hướng, tạo nền tảng cổ vũ phong trào xây dựng NTM cả nước. Theo VP điều phối NTM Trung ương, đến hết tháng 2/2016 cả nước có 1.761 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 19,7%. Còn lại đang tiếp tục thực hiện hoàn thiện các tiêu chí còn lại xây dựng NTM. Trong đó có 1.223 xã đạt từ 15-16 tiêu chí, chiếm 13,7%; 3.155 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, chiếm 35,3%; 2.123 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, chiếm 23,8% và 326 xã chiếm 3,9%, dưới 5 tiêu chí. Bình quân tiêu chí/xã đạt 12,9 tiêu chí, tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010 và tăng 2,9% so với đầu năm 2015.Kết quả huy động nguồn lực giai đoạn 2010-2015 được hơn 851.380 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ trực tiếp hơn 98.600 tỷ đồng (trung ương 16.400 tỷ, địa phương 82.264 tỷ đồng), còn lại là vốn lồng ghép, vốn tính dụng, DN hỗ trợ, cộng đồng dân cư và nguồn khác.
Kinh nghiệm 5 năm Trải qua chặng đường 5 năm xây dựng NTM, cùng với những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Kết quả thực hiện giữa các vùng, miền cho thấy có sự chênh lệch tỷ lệ khá xa. Thành tựu phát triển kinh tế, xây dựng NTM ở Hậu Giang. Tỷ lệ đạt chuẩn NTM ở vùng Đông Nam bộ 46,4%, đồng bằng sông Hồng 42,8% trong khi vùng núi phía Bắc chỉ 9,1% và Tây Nguyên 15,5%, thấp hơn mặt bằng chung cả nước. Về phát triển SX, đời sống kinh tế nông thôn có chuyển biến nhưng còn manh mún, khó áp dụng tiến bộ KHKT và xây dựng cánh đồng lớn; thiếu mô hình liên kết theo chuỗi gắn SXvới tiêu thụ sản phẩm.
Văn phòng điều phối ghi nhận, điểm lại những vấn đề tồn đọng.
Đó là do cơ chế quản lý phối hợp giữa các Bộ, ngành và các cấp vẫn còn nhiều điểm vướng mắc; thiếu cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện chương trình; còn tồn tại biểu hiện chạy theo trong cả nước sẽ huy động được khoảng 263.127 tỷ đồng từ các nguồn lực để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó ngân sách TW bố trí khoảng 7.374 tỷ đồng.
Dẫn kinh nghiệm từ Bắc Giang, ông Doanh cho rằng, cần đẩy mạnh thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù, khuyến khích các địa phương những cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc; tăng cường giao cho cộng đồng hưởng lợi tự thực hiện, tự giám sát các hạng mục công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản nhằm giảm chi phí trong thực hiện và tránh thất thoát, lãng phí.
Bên cạnh đó Ban công tác dân vận ở cơ sở, Mặt trận tổ quốc các cấp cùng với các tổ chức thường xuyên tiến hành giám sát các qui định về hỗ trợ, đóng góp xây dựng NTM. Cán bộ xây dựng NTM các địa phương chia sẻ cách làm trong việc huy động sức dân tự nguyện đóng góp, DN hỗ trợ; sử dụng hiệu quả qũy phát triển cộng đồng…Thế nhưng trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, ở một số địa phương nêu lên vấn đề tồn tại cần “mổ xẻ” về nợ xây dựng cơ bản tồn đọng (có nêu rõ lý do, không sai qui định); đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong xây dựng hạ tầng nhằm khắc phục tình trạng này tiếp diễn.
Trong 5 năm tới (2016 đến 2020) mục tiêu thực hiện chương trình NTM sẽ xây dựng số xã đạt chuẩn NTM khoảng 50%. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TW có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM. Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển SX và đời sống cư dân nông thôn (giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã) cơ bản hoàn thành. Chất lượng cuộc sống người dân nông thôn được nâng cao, thu nhập tăng 1,8 lần so năm 2015.
Theo đó nhằm đảm bảo tính khả thi thực hiện được mục tiêu chương trình, khuyến khích các địa phương phấn đấu đạt chuẩn phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế, thường trực BCĐ Trung ương đề xuất giao chỉ tiêu phấn đấu đạt chuẩn đến năm 2020 cụ thể cho từng địa phương theo hướng không chia đều, cào bằng.
Chương trình NTM triển khai sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại, tạo động lực cho các xã đặc biệt khó khăn, vươn lên, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, phát triển SX theo chuỗi, có cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi nguồn vốn thực hiện chương trình và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và các cấp ở địa phương; đồng thời tăng cường năng lực xây dựng NTM ở các cấp, cải thiện môi trường nông thôn.
Theo Hữu Đức/nongnghiep.vn