17:20 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức sống của phong trào " Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" ở Nghi Xuân

Thứ tư - 08/08/2012 20:19
Những năm gần đây, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo' ở Nghi Xuân đạt được những kết quả phấn khởi góp phần đẩy nhanh chuyển dịch kinh tế hàng hóa, thực hiện mục tiêu CNH- HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Từ phong trào này, nhiều hộ nông dân đã đổi mới tư duy làm kinh tế, tích cực nghiên cứu, ứng dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Năm 2004, ông Lê Văn Bàng thôn Linh Trung xã Xuân Liên nhận khai hoang mở mang cải tạo 8,2 ha đất để phát triển chăn nuôi trang trại. Những năm đầu, chỉ nuôi vài trăm con vịt, gà và thả cá, trồng hoa màu, cây ăn quả, lấy gỗ... Chịu khó nỗ lực với phương châm lấy ngắn nuôi dài, số tiền tích lũy từng năm giúp ông đầu tư nâng cấp, cải tạo ao hồ; tăng đàn gia cầm, mở rộng chuồng trại. Đến nay có 6,3 ha ao hồ nuôi cá nước ngọt, gần 2 ha làm vườn, trại. Năm 2011, trang trại của ông cho nguồn thu 900 triệu đồng lãi ròng. Cùng với việc góp phần giải quyết việc làm mang lại thu nhập ổn định cho hàng chục lao động, giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo, mô hình phát triển kinh tế của ông còn là địa chỉ chuyển giao kinh nghiệm sản xuất cho bà con nông dân trong và ngoài xã.

Những năm qua, phong trào nuôi trồng thuỷ hải sản nước ngọt, nước lợ ở Nghi Xuân có bước phát triển mới cả về diện tích và sản lượng. Mô hình nuôi tôm trên cát theo công nghệ mới áp dụng kỹ thuật cao của ông Bùi Tùng Phong là một điển hình. Xót lòng trước thực trạng diện tích đất cát hoang nằm dọc bờ biển của địa không được sử dụng, trong lúc người dân thiếu việc làm, đời sống còn rất vất vả, năm 2010, ông kêu gọi bạn bè chung vốn vay ngân hàng, thuê máy ủi, máy húc về san lấp, cải tạo được 5ha đồng tôm. Cuối năm 2011 tuy hệ thống hồ chưa hoàn thiện nhưng ông đã bắt tay thả hai vụ tôm đầu tiên cho thu nhập gần 1 tỷ đồng, giúp 6 con em địa phương có việc làm ổn định.

Sức sống của phong trào ` Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi` ở Nghi Xuân
Mô hình nuôi lợn rừng lai sinh sản đang đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiêu hộ chăn nuôi.

Ở tuổi 29 nhưng đã có 7 năm làm trưởng tàu khai thác đánh bắt xa bờ, anh Trần Văn Dũng (xóm Hội Long, xã Xuân Hội) là điển hình trong nghề dạ kéo đôi. Năm 2010, vợ chồng anh mua đôi tàu có công suất 130 CV trị giá 1,5 tỷ đồng. Sau 8 tháng hoạt động, doanh thu đạt 3,5 tỷ. Niềm vui được nhân lên khi năm 2011 doanh thu của đôi tàu đạt 5,5 tỷ. Trừ chi phí, mỗi thuyền viên có nguồn thu 75-80 triệu đồng. Giám nghĩ, giám làm, cuối năm 2011 gia đình anh mua thêm đôi tàu có công suất 450 CV tạo cơ hội trong việc mở rộng ngư trường, kéo dài ngày đánh bắt trên biển, giảm chi phí sản xuất.

 

Ông Nguyễn Hồng Khoan- cán bộ Hội Nông dân huyện cho biết: Đến nay toàn huyện đã 6.973 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp; xây dựng được 11 mô hình mới như: chăn nuôi tổ chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái ở các xã Xuân Yên, Xuân Mỹ, Xuân Viên; nuôi tôm công nghiệp xã Xuân Yên, sinh vật cảnh xã Cổ Đạm, trồng hoa xã Xuân Hải; nuôi lợn rừng xã Xuân Phổ, nuôi gà sạch các xã Xuân Lĩnh, Xuân Viên, Xuân Liên.v.v.
Có thể thấy, phong trào nông dân SXKD giỏi huyện Nghi Xuân được duy trì và phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực. Nét chung của các hộ sản xuất kinh doanh là đều có ý chí làm giàu, có kiến thức, khả năng quản lý, biết khai thác thế mạnh của từng vùng và hiểu biết nhất định về thị trường. Trong sản xuất kinh doanh đã kết hợp việc phát triển kinh tế gắn với các hoạt động xã hội và có ý thức để bảo vệ môi trường sinh thái....Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi góp phần to lớn vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương; tạo sức lan tỏa mở rộng mạng lưới sản xuất, kinh doanh với qui mô ngày càng lớn.

 

Ðể phong trào nông dân SXKD giỏi phát huy hiệu quả, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chính quyền địa phương, các cấp Hội Nông dân cần phát huy hơn nữa vai trò "bà đỡ" cho nông dân. Ngoài việc đẩy mạnh công tác vận động hội viên, nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, các cấp hội tích cực phối hợp các ngành, nhà khoa học, doanh nghiệp bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyển giao các tiến bộ KHKT và công nghệ mới cho nông dân ứng dụng vào sản xuất; hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho nông dân; làm đầu mối liên kết với các ngân hàng, doanh nghiệp để giúp bà con tiếp cận các nguồn vốn vay, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Ðồng thời, huyện cũng cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và hệ thống thông tin... giúp người dân có cơ hội tiếp cận thị trường, giá cả, định hướng sản xuất, thi đua SXKD giỏi, làm giàu cho gia đình và xã hội.

THÀNH NAM
Nguồn:baohatinh.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 372


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 987868

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71215183