07:37 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tân Yên, Bắc Giang: Đồng thuận xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 09/08/2013 05:16
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước được người dân đồng tình hưởng ứng. Nhưng để có nguồn lực xây dựng NTM, ngoài sự đầu tư của Nhà nước thì sự đóng góp về nhân lực, tài lực của người dân là hết sức quan trọng. Việc tạo nguồn lực cho người dân để họ có đủ khả năng đóng góp vào công cuộc xây dựng NTM đã và đang được huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang triển khai có hiệu quả.

 
Mô hình sản xuất hàng hóa mang lại thu nhập cao 
cho người dân huyện Tân Yên, Bắc Giang
 
Mở đầu câu chuyện xây dựng NTM ở huyện thuần nông Tân Yên, ông Nguyễn Văn Nhàn, chủ tịch MTTQ huyện Tân Yên đã kể lại những khó khăn trong xây dựng NTM của địa phương mình. Câu chuyện ấy được bắt nguồn từ những cái khó của người nông dân. Hiện tại theo kế hoạch, Tân Yên được tỉnh chọn bốn xã làm điểm gồm: Cao Thượng, Ngọc Lý, Liên Sơn, Quang Tiến. Huyện chọn thêm bốn xã là Ngọc Vân, Ngọc Châu, Quế Nham và Song Vân. Giai đoạn xây dựng NTM từ 2011-2015, Tân Yên tập trung triển khai ở 8/22 xã trong huyện. Theo tính toán sơ bộ từ khâu quy hoạch đến khi cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí, mỗi xã phải đầu tư từ 90 đến 120 tỷ đồng. Phần huy động cộng đồng do dân đóng góp 10%, vì thế mỗi xã ít nhất cũng phải huy động sức dân từ 9 đến 12 tỷ đồng. Ðây là số vốn không nhỏ đối với người nông dân ở những xã thuần nông. 
 
 Xuất phát từ thực tế, huyện ủy – UBND - UBMTTQ huyện chủ trương muốn xây dựng NTM thành công, bền vững thì địa phương phải lựa chọn và có những cách thức để xác định bước đi cho từng giai đoạn cụ thể, mục tiêu nào ưu tiên thì thực hiện trước, mục tiêu nào kém ưu tiên hơn thì làm sau. Xác định Tân Yên vẫn là huyện nghèo nên phải ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa để xóa hộ nghèo, tăng hộ giàu, tạo nguồn lực xây dựng NTM ngay từ trong dân. Bên cạnh đó, địa phương cũng tranh thủ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh cải tạo nâng cấp hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất như điện, đường, hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng…Năm 2011, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất lạc giống diện tích 1.700 ha, vùng lúa thơm chất lượng cao 1.637 ha, vùng rau quả chế biến xuất khẩu 250 ha, vùng cây ăn quả 700 ha. Ðặc biệt những năm qua, Tân Yên đã chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa chăn nuôi, thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 60% trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Ngoài ra, các xã trong huyện đều xây dựng cánh đồng mẫu với diện tích từ 3 đến 5 ha do chuyên gia nông nghiệp Thái Lan hướng dẫn kỹ thuật. Ðây là nét mới của Tân Yên nhằm tiếp thu kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tiên tiến của nước bạn. Mô hình sản xuất rau an toàn của Công ty cổ phần phát triển Ðồng Xanh ở xã Lan Giới đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VSAT thực phẩm, được các siêu thị, chợ đầu mối ở Hà Nội tiêu thụ mạnh. 
 
Dẫn chúng tôi thăm trang trại nuôi thủy sản kết hợp nuôi gia súc, gia cầm của gia đình ông Mai Văn Năm ở xóm Ðống Sào, xã Quang Tiến, ông chủ tịch MTTQ huyện giới thiệu: Chỉ với diện tích một hécta nhưng nhờ áp dụng kỹ thuật và quy trình chăn nuôi giữa ngan, vịt, cá, lợn hợp lý cho nên mỗi năm gia đình ông Năm đã cho thu nhập gần 500 triệu đồng/ha. 
 
Ông Mai Văn Năm phấn khởi kể, những ngày đầu khi xây dựng mô hình kinh tế trang trại theo hướng hộ gia đình, gia đình tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo địa phương. Một trong những cách làm mà tôi thấy hợp lòng dân nhất đó chính là việc huyện Tân Yên đã giao kế hoạch sản xuất cho từng địa phương cụ thể, tập trung đầu tư vào các cây trồng có giá trị hàng hóa cao như trồng lạc vào vụ đông, trồngkhoai tây giống mới… Ngoài ra, ở huyện cũng có mức thưởng thỏa đáng cho xã, thôn và những gia đình hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản xuất vụ đông. Không chỉ hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, huyện còn đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm do những người nông dân làm ra bằng việc giúp các xã ký kết các hợp đồng với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm nông nghiệp để đảm bảo người nông dân có lãi. Những sản phẩm nông nghiệp như thịt lợn, gà, rau, củ, quả do chúng tôi làm ra giờ không còn sợ bị "ế” hay lo lắng chuyện tư thương ép giá nữa. Bà con nông dân quê tôi giờ ai cũng yên tâm sản xuất.  
 
Đầu tư cho nông dân chính là tạo nguồn lực mạnh để xây dựng nông thôn mới. Những thành công bước đầu của Tân Yên sẽ giúp huyện sớm thực hiện thành công công cuộc xây dựng nông thôn mới. 
Nhã Phương
Nguồn: daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng, người dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 246


Hôm nayHôm nay : 42826

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 993855

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72676564