23:39 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vốn cho tam nông, cửa mở cho tín dụng

Thứ năm - 07/02/2013 01:59
Chủ trương đổi mới và nâng cấp chính sách tín dụng cho tam nông của Đảng, Chính phủ và của ngành Ngân hàng là thể hiện nhất quán quan điểm về phát triển kinh tế đất nước trên tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp một cách hợp lý. Bởi vì nhìn từ giác độ địa – kinh tế, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Vốn cho tam nông, do vậy, đang là cửa mở cho tín dụng hiện nay...


Vốn cho tam nông, cửa mở cho tín dụng

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tín dụng ngân hàng tháng 1/2013 tăng trưởng âm đang đặt ra nhiều vấn đề đối với ngành Ngân hàng. Chính phủ cũng đã có chỉ đạo cần có giải pháp thúc đẩy gia tăng tín dụng cho nền kinh tế. Từ thực tế đó, phía NHTM, nhiều nhà quản trị cho nguyên nhân chính là vì cầu tín dụng hiện nay rất thấp, hàng tồn kho vẫn còn cao, nợ xấu tín dụng chưa giảm, nên sẽ còn rất khó cho vay ra.

Phía các nhà kinh tế và lãnh đạo chính quyền lại cho rằng, nhận xét đó chỉ đúng khi đối tượng tín dụng là một số ngành sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, nhất là tiêu dùng, chứng khoán, đặc biệt là bất động sản… Còn nhiều khu vực và đối tượng khác, cầu tín dụng vẫn cao. Cửa mở rộng nhất cho tín dụng là khu vực nông nghiệp – nông thôn – nông dân (tam nông).

Ai cũng biết tam nông là khu vực rộng lớn và quan trọng như thế nào đối với ổn định và phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay. Năm 2012, chính phần đóng góp của tam nông, đã làm nền tảng cho thành công trong việc kéo lạm phát giảm xuống mức chỉ còn hơn 6% (từ mức trên 18% năm 2011), nhưng vẫn giữ được sự ổn định (GDP tăng trên 5%) cho kinh tế vĩ mô, là một bằng chứng.

Chỉ riêng việc nông nghiệp năm 2012, lần đầu tiên đạt sản lượng xuất khẩu trên 8 triệu tấn lương thực đã là một thành tựu vĩ đại. Điều đó cho thấy quản trị gia các NHTM có thể phải nhìn lại đối tượng tín dụng, dư nợ cho vay trong năm qua của chính mình, để thấy có bao nhiêu phần cho tam nông, sẽ khắc biết đã đạt được mức nào trong định mức dành 20% vốn huy động cho vay khu vực này, như NHNN đã khuyến dụ.

Hiện dẫn đầu về đầu tư cho tam nông vẫn là Agribank. Năm 2012 Agribank đạt tổng dư nợ cho vay 480.453 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2011, nhưng trong đó, dư nợ cho tam nông đã đạt tới 320.037 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 70% tổng dư nợ, tăng 13,1% so với năm 2011. Riêng danh mục cho vay lương thực của Agribank năm 2012 có dư nợ 15.887 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2011.

Bên cạnh Agribank, một số TCTD khác cũng rất tích cực cho vay đối với khu vực tam nông như: LienVietPostBank, NHTMCP Phát triển Mê Kông, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long... Tuy nhiên các NHTM khác, đa số mức cho vay tam nông cao nhất cũng chưa tới 10% tổng dư nợ. Tại vùng kinh tế nông nghiệp hàng hóa Đồng bằng sông Cửu Long, dư nợ tín dụng nông nghiệp vẫn chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế khu vực. Trong khi các chi nhánh Agribank tại đây tập trung đến 90% tổng dư nợ cho nông nghiệp, thì các NHTM khác ở địa bàn, chỉ ở mức một vài chục phần trăm.

Hơn nữa, phần ít ỏi kia lại thường chỉ hướng vào khâu dịch vụ sản phẩm đầu ra, như cho vay xuất khẩu lúa gạo, thủy sản… Nói cách khác, tín dụng cho tam nông thời gian qua chưa ngang tầm nhiệm vụ và nhu cầu phát triển của nó. Cả một khu vực rộng lớn như tam nông, nhưng nếu gom lại, mức dư nợ tín dụng ngân hàng chỉ bằng vài ba tập đoàn kinh tế nhà nước.

Mặc dù Nghị quyết về “Tam nông” của Đảng, rồi Nghị định số 41/NĐ-CP thay thế Quyết định số 67/QĐ-TTg của Chính phủ ra đời đã lâu, nhưng phần đông các NHTM còn ở bước “lập trình”... Trong thực tế, hoạt động đầu tư tín dụng cho tam nông của các NHTM vẫn chưa ngang tầm nhiệm vụ.

Năm 2012 hầu hết các NHTMCP đều chưa đạt được dư nợ tín dụng cho tam nông với mức 20% tổng dư nợ, là một vấn đề rất cần phải nhìn nhận lại trong năm 2013. Tam nông đang có cầu tín dụng rất cao, để không chỉ gia tăng sản lượng hàng hóa, mà quan trọng hơn là đầu tư vào khâu chế biến nâng cấp chất lượng sản phẩm; hạn chế bán thô dạng nguyên liệu, gia tăng giá trị hàng hóa thị trường...

Tóm lại, tín dụng cho tam nông cần phải trở thành một dòng vốn đầu tư chính, một định hướng chiến lược kinh doanh của các NHTM trong thực tế. Chủ trương đổi mới và nâng cấp chính sách tín dụng cho tam nông của Đảng, Chính phủ và của ngành Ngân hàng là thể hiện nhất quán quan điểm về phát triển kinh tế đất nước trên tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp một cách hợp lý. Bởi vì nhìn từ giác độ địa – kinh tế, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Vốn cho tam nông, do vậy, đang là cửa mở cho tín dụng hiện nay...

Theo Thời báo Ngân hàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kinh tế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 776

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 775


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1481453

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74528424