12:43 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới: Nông dân phải là chủ thể

Chủ nhật - 10/02/2013 06:50
Những ngày áp Tết, mưa Xuân lất phất bay, đào, mận trong vườn nhà đã nở, đường quê rộn bước chân người về phố, ai nấy háo hức chuẩn bị đón Xuân sang. Đi dưới trời quê cách mạng năm xưa, chúng tôi thấy mình như được vui lây một không khí xuân đổi mới, kết quả từ phong trào xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên.


 
Nông dân xã Bản Ngoại (Đại Từ) đóng góp công sức làm đường bê tông.  
 
Bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết : Từ nhiều năm nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào lớn của Hội. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, trong năm năm gần đây, các cấp hội đã có 1.350 gia đình hội viên hiến trên 830.155m2 đất, đóng góp trên 117.490 ngày công lao động, đối ứng kiên cố hóa trên 1.826 km đường bê tông, nạo vét, kiên cố 1.107 km kênh mương, làm mới và tu sửa 35 cầu cống trị giá trên 1 tỷ 681,8 triệu đồng.

 

Tôi nhớ một lần, ông Đặng Viết Thuần, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã hỏi các đồng chí lãnh đạo Hội: Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụ chính của Hội Nông dân là gì ? Bà Ngà trả lời : Hầu hết các tiêu chí đều liên quan tới người nông dân, vì thế người nông dân được coi là chủ thể trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới.

 

Ông Lưu Văn Châm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Thịnh (Định Hoá) tự hào: Xuân mới 2013 này, Đồng Thịnh đã có đường trải nhựa từ huyện về đến Trung tâm xã, các xóm An Thịnh 2, Khuân Ca, Làng Bầng, Búc 2 đã có đường cấp phối, không còn lầy lội… Đồng Thịnh là một trong các xã của huyện Định Hoá triển khai hiệu quả Chương trình. Hiện toàn huyện có 14.558 hội viên, 435 chi hội, 24 cơ sở hội.

Để Chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai được sâu, rộng công tác tuyên truyên, vận động có vai trò hết sức quan trọng. Điển hình như thị trấn Chợ Chu, trong thời gian 5 năm gần đây, cán bộ, hội viên Hội Nông dân tham gia đóng góp được 750 triệu đồng và hơn 500 ngày công, xây dựng được 13 nhà văn hoá. Hội vận động nhân dân hiến được hàng nghìn m2 đất để xây dựng các công trình bãi rác thải, đường nội thị, đường Dốc Châu.

 

Rời Định Hoá bằng tuyến đường liên huyện sang Đại Từ, trên con đường quê nhiều dốc, cua, tôi thấm thía hơn nỗi vất vả của những cán bộ làm công tác hội ở các xã thuộc huyện vùng cao, miền núi như Định Hoá, họ phải "cầm tay, chỉ việc", gương mẫu đi đầu phong trào, để khi người dân thấy hiệu quả mới tham gia..

Đã áp Tết, trên nhiều khu đồng, bà con nông dân còn tất bật làm đất gieo mạ chuẩn bị cho một vụ cấy mới. Họ là những người sẽ làm mới diện mạo quê hương mình bằng từng ngày công, từng đồng tiền đẫm mồ hôi. Từ năm 2008 đến hết năm 2012, nông dân trong huyện đã đóng góp được hơn 50 tỉ đồng và hàng vạn ngày công lao động để sửa chữa, nâng cấp các công trình giao thông nông thôn và sửa chữa các công trình hồ, đập thuỷ lợi, xây dựng kênh mương nội đồng. Riêng phong trào hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi, toàn huyện có 6.098 gia đình hội viên tham gia, hiến được gần 720.000 m2 đất để mở mới, mở rộng đường nông thôn, trong đó xã Bản Ngoại hiến hơn 92.000 m2, xã Phú Lạc hiến hơn 74.000 m2, xã An Khánh hiến gần 71.000 m2… Còn ở xã La Bằng, nơi được tỉnh chọn làm một trong những điểm đến trong hoạt động festival Trà năm 2011 và 2013, nông dân trong xã đã hiến được hàng nghìn m2 đất và tài sản trên đất để xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó các tuyến đường Non Beo, Lau Sau, La Bằng, Kẹm, La Cút và khu lễ hội trà ở xóm Tiến Thành được nâng cấp, trải bê tông, việc đi lại của người dân thuận lợi hơn.

 

Ngay ở T.P Thái Nguyên, phong trào hiến đất là kết quả của sự thống nhất từ nhận thức đến hành động. Ba xã Đồng Bẩm, Tân Cương và Quyết Thắng được chọn làm điểm để nhân ra diện rộng. Đến hết tháng 12-2012, thành phố có chín xã lập xong quy hoạch, hoàn thành công tác điều tra, đánh giá hiện trạng, các xã đều đạt từ tám đến 13 tiêu chí. Còn ở T.X Sông Công, nông dân đã đóng góp được hàng tỉ đồng, 17.000 ngày công lao động xây dựng mới, sửa chữa 44,5km kênh mương, sửa chữa hơn 100 km đường nông thôn, đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng vận động hội viên nông dân đóng góp xây dựng được 50 nhà đại đoàn kết trao tặng cho hộ nghèo. Tại xã điển hình Bá Xuyên, nông dân đóng góp được hàng tỉ đồng, hơn 40.000 ngày công để xây dựng 21,5 km đường bê tông và 13.000m kênh mương và sửa chữa 19,7 km đường giao thông. Nông dân trong xã cũng đã tham gia đóng góp xây dựng được 41 ngôi nhà tặng cho người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

 

Mùa Xuân đã về, nhiều hộ nghèo không còn phải ở trong ngôi nhà tạm. Nhiều làng quê đã có con đường mới bằng bê tông, rộng rãi, sạch sẽ…Diện mạo là chính từ niềm tin, nghị lực, công sức của người nông dân đang cần mẫn làm nên những mùa vàng.

 

 
 
Bài và ảnh PHƯƠNG CƯỜNG-NGỌC CHUẨN
Theo nhandan.org.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 169


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1007417

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72690126