01:16 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực » Cấp Tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cam Khe Mây: Thương hiệu lớn, lối ra nhỏ!

Thứ hai - 02/12/2013 22:13
Dù đã tồn tại gần 20 năm và gây được “tiếng vang” nhưng đặc sản cam Khe Mây của vùng đất Hương Đô (Hương Khê) vẫn chưa có cơ hội cạnh tranh ở các thị trường lớn. Bởi vậy, cho đến nay, các đầu mối sản xuất vẫn chỉ “mạnh ai người nấy lo”...

 

Cam Khe Mây: Thương hiệu lớn, lối ra nhỏ!
Cam Khe Mây

Có thể nói rằng, việc xây dựng và phát triển mô hình sản xuất cam Khe Mây đã thổi luồng gió mới vào vùng đất trước đây vốn chỉ “lọt thỏm” giữa núi rừng trùng điệp. Không chỉ thay đổi diện mạo của một xã miền núi, mô hình trồng cam mang lại lợi ích vô cùng lớn, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Chất đất ở Khe Mây được đánh giá là “mát tay” để “nuôi” cam với đất pha cát, sỏi, đất sét. Bên cạnh đó, thời tiết vùng cao mát mẻ, thích hợp để cam phát triển đã tạo nên nhân tố “thiên thời, địa lợi” phát triển sản xuất. Đáng nói, lợi ích kinh tế từ việc trồng cam cũng “nhảy vọt” so với nhiều loại cây ăn quả khác. Trung bình mỗi mùa cam, các hộ thu về xấp xỉ 100 triệu đồng trên 3-5 ha.

Từ chọn giống đến ngày hái quả là cả quy trình đầy vất vả, khó khăn của người trồng. Giống thường tự sản xuất hoặc giống V2 (nguồn gốc từ giống cam Valencia - Tây Ban Nha) được Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN&PTNT nhập về và tuyển chọn) với giá 60 ngàn đồng/cây. Muốn cam ra “quả ngọt” thì quy trình chăm bón phải đảm bảo nghiêm ngặt. Đặc biệt, việc phòng trừ sâu đục thân và các loại côn trùng phá hại cũng được chú trọng.

Nổi tiếng ở khu vực Khe Mây là vườn cam của ông Đinh Văn Oánh. Đến thời điểm hiện tại, ông có tới 40 ha đất vườn với 7.000 gốc cam. Ông cũng là hộ “vượt trội” hơn cả khi mỗi năm có thể đạt tới 500-600 triệu đồng với sản lượng 10 tấn cam chanh, 5 tấn cam bù. “Cam ông Oánh” được nhiều người dân Hà Tĩnh, Nghệ An, thậm chí là Hà Nội rất mực ưa chuộng. Với giá bán tại vườn: cam ngon 45.000 đồng/kg; cam vừa từ 25.000-35.000 đồng/kg, không chỉ ông Oánh mà nhiều người dân trong vùng giàu lên nhờ cam. Tuy nhiên, cũng như nhiều vườn cam khác, mặc dù có thương hiệu và mô hình sản xuất lớn nhất vùng, nhưng đến nay, việc đưa cam Khe Mây xâm nhập vào các thị trường có quy mô vẫn còn khó khăn.

Cam Khe Mây: Thương hiệu lớn, lối ra nhỏ!
Chị Đinh Thị Hương (Xóm 2 - xã Hương Đô) kiểm tra chất lượng cam chuẩn bị xuất vườn

Theo lời của Chủ tịch UBND xã Hương Đô Đinh Văn Lâm thì “hiện tại, Khe Mây có 113 hộ trồng cam với 120 ha có quả. Năm 2012, năng suất đạt 12 tấn/ha, sản lượng 1.500 tấn”. Cam hiện là cây trồng chủ lực trong dự án phát triển kinh tế trang trại Yên Sơn - Khe Mây, nhưng một nghịch lý là, dù có nhiều mô hình sản xuất lớn, song việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở khu vực này chưa được quan tâm đúng mức; đặc biệt là nâng cấp hoặc làm mới đường giao thông. “Trước đây, ý tưởng một dự án xây dựng đường vượt lũ Khe Mây trị giá 70 tỷ đồng đã được đưa ra bàn bạc khiến người trồng cam khấp khởi mừng thầm. Nhưng do thiếu vốn nên dự án cũng chỉ tồn tại… trên giấy” - ông Lâm nói thêm.

Giao thương vẫn còn là một trở ngại lớn đối với người trồng cam. Đường đất khúc khuỷu, gập ghềnh nằm “lép vế” giữa bạt ngàn cây chỉ có thể vận chuyển bằng xe máy, vì thế, sức chuyên chở bị hạn chế. Hơn nữa, đường xóc làm cam bị bầm dập, giảm chất lượng. Đến nay, cam Khe Mây chưa được tiếp cận với các thị trường lớn. Đầu ra sản phẩm là một trong những vấn đề khiến chính quyền địa phương cũng như các hộ trồng cam trăn trở. Sản phẩm không tiêu thụ được không những ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương mà còn khiến các hộ trồng cam chán nản.

Dù chưa nổi tiếng như bưởi Phúc Trạch nhưng đến nay, thương hiệu này đã được nhiều người biết đến. Bởi vậy, nếu để người sản xuất tự xoay xở và tìm kiếm thị trường sẽ rất khó. Người trồng cam cần sự chung tay giúp đỡ của các cấp, ngành, từ quy hoạch sản xuất đến giới thiệu, quảng bá thương hiệu và tìm mối tiêu thụ.

Cam Khe Mây đang là thế mạnh và điểm nhấn tạo đà trong phát triển kinh tế của Hương Khê nhưng vẫn “chật vật” tìm đầu ra. Thực trạng “mạnh ai nấy lo” có thể sẽ khiến một thương hiệu bị mai một. Đề nghị các cấp, ngành sớm có giải pháp để phát huy thế mạnh của cam Khe Mây, giúp người trồng cam có thu nhập đúng với công sức mình bỏ ra.

 
Thùy Dương
Nguồn baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 26953

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1086213

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72768922