18:21 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực » Cấp Tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tháo gỡ vướng mắc, phát triển nuôi tôm trên cát

Chủ nhật - 30/03/2014 20:30
Nhằm “đánh thức” tiềm năng và phát huy lợi thế tại các vùng ven biển, Hà Tĩnh đã phê duyệt Quy hoạch nuôi tôm trên cát giai đoạn 2012 – 2120 và tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, phát triển nuôi tôm cát hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đang cần được sự quan tâm tháo gỡ.

 

Nuôi tôm trên cát đang là hướng đi vững chắc trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Nhiều vùng đất cát bạc màu, bỏ hoang đã trở thành đất vàng nuôi tôm cho bạc tỷ.Mỗi ha nuôi tôm trên cát cho năng suất bình quân gần 13 tấn, đạt doanh thu 1,9 tỷ đồng, lợi nhuận 700 triệu -1 tỷ đồng. Điển hình như HTX Xuân Thành (Xuân Phổ - Nghi Xuân), năng suất đạt 18-20 tấn/ha/vụ; Công ty TNHH Sao Đại Dương (Thạch Trị - Thạch Hà) năng suất 10-15 tấn/ha/vụ; tổ hợp nuôi tôm (Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên) năng suất 15 tấn/ha/vụ.

Tháo gỡ vướng mắc, phát triển nuôi tôm trên cát
Công ty TNHH Sao Đại Dương thu hoạch tôm

Năm 2012, tỉnh phê duyệt quy hoạch nuôi tôm trên cát giai đoạn 2012–2020 và định hướng đến năm 2030 với tổng diện tích 980,2 ha, được phân bố tại các huyện Nghi Xuân (197,4 ha), Thạch Hà (410,4 ha), Cẩm Xuyên (342,2 ha) và Kỳ Anh (30 ha). Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nguyễn Công Hoàng cho biết, từ quy hoạch chung của tỉnh, ngành NN-PTNT cùng các địa phương tiến hành quy hoạch chi tiết 4 vùng nuôi tôm trên cát tập trung, công nghệ cao. Trong đó, 36,4 ha ở xã Xuân Liên (Nghi Xuân); 96,7 ha ở Cẩm Hòa, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên) và 66,9 ha ở Thạch Trị, Thạch Lạc (Thạch Hà). Ngay sau đó, ngành tiến hành lập dự án, huy động nguồn vốn T.Ư để đầu tư xây dựng hạ tầng (điện, đường, hệ thống cấp, thoát...) tại 3 vùng nuôi tôm: Xuân Liên, Cẩm Hòa và Thạch Trị, Thạch Lạc. Các vùng nuôi này đã thu hút nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tư. Hiện các vùng quy hoạch chi tiết xã Cẩm Hòa, Xuân Liên đã có 11 tổ chức, cá nhân đăng ký thuê đất với diện tích hơn 83 ha.

Tuy nhiên, tính từ thời điểm quy hoạch (7/2012) đến nay, mới có 3 tổ chức, cá nhân được giao đất với diện tích 8,2 ha. Hiện còn 23 tổ chức, cá nhân đăng ký xin thuê đất đầu tư nuôi tôm trên cát và 6 tổ chức, cá nhân đã đầu tư (đang thuê đất của xã) nhưng chưa có quyết định cấp đất với diện tích hơn 566 ha (chiếm 58% diện tích quy hoạch nuôi tôm trên cát).

Tháo gỡ vướng mắc, phát triển nuôi tôm trên cát
Nuôi tôm trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân cho biết: Việc giao đất và cho thuê đất còn chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư phát triển nuôt tôm trên cát của tỉnh. Trước hết là do các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư nuôi tôm trên cát còn lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục thuê đất để thực hiện dự án. Việc triển khai các bước theo trình tự ở các địa phương, các cơ quan liên quan còn chậm. Một số địa phương còn lúng túng trong việc xác định ranh giới rừng phòng hộ với quy hoạch nuôi tôm trên cát nên việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Hiện tại, mới chỉ có huyện Nghi Xuân đã xác định được ranh giới và cắm mốc tọa độ rừng phòng hộ.

Một số vùng quy hoạch nuôi tôm chậm triển khai sản xuất do chưa nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương. Mặc dù không đủ vốn và trình độ kỹ thuật để đầu tư nhưng nhiều hộ dân lại không muốn cho các tổ chức, cá nhân nơi khác vào đầu tư, dẫn đến khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Vùng quy hoạch chi tiết tại xã Thạch Trị - Thạch Lạc có diện tích 66,9 ha, đã lập dự án với tổng mức đầu tư 13,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách T.Ư do huyện Thạch Hà làm chủ đầu tư, phân bổ vốn năm 2013 là 4,6 tỷ đồng nhưng không triển khai được, phải trả vốn.

Một khó khăn không nhỏ trong việc mở rộng diện tích nuôi tôm trên cát theo quy hoạch của tỉnh đó là ngoài 2 dự án hỗ trợ đầu tư hạ tầng tại Xuân Liên 36,4 ha và Cẩm Hòa 53,7 ha thì ở các vùng đã được quy hoạch còn lại, cơ sở hạ tầng (điện, đường, hệ thống cấp thoát nước…) hầu như chưa được đầu tư.

Tháo gỡ những vướng mắc trên, ông Nhân cho rằng: Các ngành liên quan cùng với các địa phương có quy hoạch diện tích nuôi tôm trên cát phải vào cuộc quyết liệt, đồng hành với nhà đầu tư trong việc hướng dẫn triển khai các thủ tục cho thuê đất, đặc biệt là giải phóng mặt bằng; tạo điều kiện ưu tiên giải quyết nhanh, thông thoáng thủ tục thuê đất cho các nhà đầu tư phát triển nuôi tôm trên cát. Để phát triển diện tích nuôi tôm trên cát, tỉnh cần tiếp tục cho chủ trương lập các dự án tại các vùng nuôi tập trung ở Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân để huy động nguồn vốn từ T.Ư đầu tư xây dựng các hạ tầng thiết yếu. Xây dựng mô hình thí điểm tại Cẩm Xuyên hoặc Nghi Xuân có diện tích 30-50 ha, phân lô từ 3-5 ha, tổ chức đấu thầu để thu hút các nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia sản xuất...

Hữu Trung
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 626362

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70853677