Năm 1977, ông tình nguyện lên đường nhập ngũ thuộc tiểu đoàn 20, sư đoàn 341 Quân đoàn 4 làm nhiệm vụ chiến đấu tại mặt trận phía nam, bị thương năm 1979 tỷ lệ thương tật 95%, có vết thương đặt biệt nặng. Năm 2007 ông xuất ngũ trở về địa phương trong điều kiện sức khỏe hết sức khó khăn, mỗi tuần phải chạy thận 2 lần.
Không nản lòng, với chất lính được tôi luyện trong quân đội cùng với bản chất cần cù, siêng năng, mặc dù là thương binh 1/4 song ông đã động viên anh em đồng đội phải cố gắng vượt qua những khó khăn ban đầu và quyết tâm lao động sản xuất để vươn lên làm giàu chính đáng, ông đã đứng ra thành lập HTX 27/7 chăn nuôi lợn ngay tại quê hương Thịnh Lộc.
Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cùng đoàn công tác trò chuyện cùng ông Cường, ảnh Ngô Thắng
Ông Cường tâm sự: “Cuộc sống lúc đó sao mà khó khăn, cơm ăn không đủ no. Mình chỉ biết động viên mình, người nuôi dưỡng suy nghĩ làm thế nào để có cái ăn và lo làm giàu chính đáng”. Miệng nói tay làm, nay mô hình chăn nuôi khép kín do anh làm chủ nhiệm, tổng diện tích 2 ha, chăn đàn nuôi lợn 2400 con, doanh thu đạt 12 tỷ đồng hàng năm, duy trì, ổn định cuộc sống cho 15 đồng chí thương, bệnh binh trên địa bàn huyện, mức thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng tháng; Bên cạnh đó, ông thường quan tâm ủng hộ và hưởng ứng các phong trào vì người nghèo, học sinh nghèo vượt khó, góp tiền xây dựng nhà đồng đội hàng năm trên hàng chục triệu đồng.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, ông Cường còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên hội nông dân và bà con lối xóm, được nhiều người trong thôn tin yêu, quý trọng. Tuy nhiên, để có thành quả như hôm nay, ông Cường đã trải qua biết bao khó khăn, thậm chí cả thất bại. Nhưng với ý chí không ngại vượt khó để vươn lên, ý thức trách nhiệm của người bộ đội cụ hồ “Thương binh tàn mà không phế”, ông đã tự tìm tòi phương thức sản xuất thích hợp với cách chọn con vật nuôi đúng hướng để từng bước phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và làm điểm trình diễn thí điểm cho bà con địa phương học hỏi. Vì thế, nhiều năm liền ông Cường vinh dự được Hội nông dân xã Thịnh Lộc công nhận là nông dân giỏi cấp xã; được bình xét là mô hình chăn nuôi giỏi cấp huyện và được địa phương cử đi báo cáo điển hình về thành tích của bản thân tại các Hội nghị điển hình tiêu biểu “Người có công toàn quốc” vì đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; với ý chí phi thường vượt qua khó khăn trở thành tấm gương tiêu biểu, điển hình cấp tỉnh về học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ông tâm sự: “Có được kết quả hôm nay, ngoài sự phấn đấu không ngừng của bản thân và anh em đồng đội, cũng nhờ Đảng và Nhà nước, chính quyền đã quan tâm giúp đỡ, Ban Dân vận Huyện ủy; Hội nông dân tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn thả để cho hiệu quả cao”. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế. Nếu biết cách tổ chức sản xuất phù hợp theo mô hình khép kín tổng hợp Vườn – Ao – Chuồng thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình HTX 27/7 của ông Cường là một ví dụ.
Ông Hoàng Trọng Cường là người luôn nêu cao tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhiều năm liên tục ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị chủ nhiệm HTX 27/7; ông được đi dự dự hội nghị thương binh tiêu biểu toàn quốc niều năm liền và được tặng bằng khen, giấy khen, là điểm sáng ngời về bộ đội cụ Hồ “Thương binh tàn mà không phế”.
Hồ Xuân Hường
nguồn: locha.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn