21:36 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hương khê: Ông An- Làm giàu từ nuôi lợn rừng

Thứ sáu - 01/08/2014 03:17
Theo lời giới thiệu, chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi lợn rừng của Ông Nguyễn Đăng An xóm 16 xã Hà Linh.

 

            Ông cho biết: Cuối năm 2012, lợn rừng trở thành một trong những món ăn được nhiều khách hàng lựa chọn vì có giá trị dinh dưỡng hợp lý. Nhu cầu của thị trường rất lớn nhưng nguồn cung cấp lại hạn chế. Vì thế sau khi tham khảo tư vấn của nhiều bạn bè, ông quyết định đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn rừng. Ban đầu ông mua về 20 con lợn giống, trong đó có 18 lợn nái từ Viện Chăn nuôi-Bộ NN&PTNT. Qua học hỏi kiến thức từ bạn bè, chủ động tìm tòi, nghiên cứu thêm sách vở, mạng internet cho thấy, Nuôi lợn rừng dễ hơn nhiều so với lợn nhà, bởi lợn rừng là loài ăn tạp, hệ thống tiêu hóa có khả năng hấp thụ thức ăn tốt, nên trong khẩu phần ăn mỗi bữa thì có tới 95% là rau, củ, quả, cỏ dễ kiếm. Chuồng trại cũng rất đơn giản, chỉ cần cách xa khu dân cư và đường sá. Chỗ nuôi lợn rừng phải có nhiều cây cối, dưới các tán cây có thể xây các ô chuồng để lợn trú mưa nắng. Nguyên liệu để làm chuồng trại như là tre, gỗ, gạch hoặc thép B40, rào chắn cẩn thận. Lợn rừng có sức đề kháng rất cao, nên hầu như không bị mắc các dịch bệnh. Ông An cho biết thêm: Dự định trong thời gian tới  gia đình sẻ mở rộng qui mô nuôi lợn rừng lên khoảng 200 con và nuôi thêm các loại con khác như Gà Rừng, Nhím. Đến nay, trang trại lợn rừng của ông An có trên 100 con, bao gồm lợn thịt và lợn giống. Mỗi năm, 1 lợn rừng nái đẻ trung bình 2 lứa cho 12 lợn rừng con, sau 3 tháng đạt trọng lượng 10kg, xuất chuồng với giá trung bình 150 đến 200 ngàn đồng/1 kg thịt lợn hơi. Trung bình mỗi năm, trừ đi chi phí  trang trại nuôi lợn rừng của ông An thu lãi từ 100 đến 120 triệu đồng. Ông chia sẻ: Tôi không chỉ muốn làm giàu cho bản thân, mà cho tất cả bà con nông dân có khát vọng làm giàu chính đáng từ chính sức lao động của mình. Do đó, trong tương lai gần ông sẽ phát triển quy mô của trang trại này lớn hơn nữa, đặc biệt là trong khâu cung cấp giống chất lượng cao và chia sẻ kĩ thuật chăn nuôi cho những ai có nhu cầu về nuôi lợn rừng. Ông Lê Xuân Phú Phó chủ tịch UBND xã Hà Linh khẳng định: Hà Linh là xã nghèo, đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng thời gian gần đây chúng tôi đã xây dựng được một số mô hình phát triển chăn nuôi, trong đó mô hình chăn nuôi lợn rừng của ông An là một điển hình. Từ mô hình này đã làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân về cách làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình. Đây là cơ sở để chúng tôi khuyến khích nhân rộng nhiều hơn nữa trong thời gian tới.  
Hiện nay, thịt lợn rừng đang được thực khách ưa chuộng, chỉ với một số vốn bỏ ra ban đầu, lợn rừng sẽ là loại đặc sản hợp pháp, mở ra hướng thoát nghèo cho nhiều người dân đang sinh sống tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Để khai thác và phát huy có hiệu quả hướng thoát nghèo, thiết nghĩ chính quyền và các cơ quan chức năng các cấp, cần khuyến khích và tạo điều kiện về tiêu thụ sản phẩm để các hộ dân tham gia. Chú trọng xây dựng mối liên kết “bốn nhà”. Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân vay vốn, thì mới có thể biến lợn rừng thành con vật nuôi, xóa đói giảm nghèo cho Nhân dân vùng núi, vùng khó khăn.
Minh Xuân-Trí Quân
Nguồn hatinh24h.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1027515

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72710224