21:28 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghi Xuân: Nuôi tôm và vườn tượng truyện Kiều

Thứ bảy - 14/06/2014 01:51
Trên vùng cồn cát hoang, lưa thưa những cây phi lao trồng nhiều năm mà vẫn còi cọc ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), ít ai tin rằng nó sẽ trở thành một vùng nuôi tôm theo công nghệ cao cho thu hoạch hàng chục tỉ đồng mỗi vụ như bây giờ. Người làm nên kỳ tích đó là ông Bùi Tùng Phong – một cán bộ đã nghỉ hưu nhưng vẫn đau đáu với khát vọng “cho người dân quê mình bớt nghèo, bớt khổ…”.


Vùng cồn cát hoang được ông Bùi Tùng Phong cải tạo thành trại nuôi tôm tại xã Xuân Đan.

Lận đận chốn quan trường
Lâu ngày gặp lại, trông thần thái ông Bùi Tùng Phong tươi tắn, trẻ hơn tuổi ngoại lục tuần, hình như trong người ông không còn bệnh tật. Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp loại giỏi, ông Phong được chọn ở lại trường làm giảng viên. Bảy năm đứng trên giảng đường đại học, truyền kiến thức cho học trò, cuối cùng ông xin về Nghệ Tĩnh, mong đem kiến thức học được về góp phần đưa quê hương sớm thoát đói nghèo. Từ chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện, ít năm sau ông được đề bạt trưởng phòng rồi làm Phó Chủ tịch UBND, sau đó giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân.
Những năm tháng giữ chức vụ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện, ông đã luôn trăn trở với mục tiêu xây dựng quê hương Nghi Xuân trở thành một huyện có phong trào phát triển toàn diện của tỉnh. Những năm 90 thế kỷ trước, ông ủng hộ mạnh mẽ chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân đi xuất khẩu lao động. Nhờ đó xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân) đã trở thành “làng Hồng Kông xứ Nghệ”, xã điển hình về xuất khẩu lao động lớn nhất cả nước. Bãi biển Xuân Thành hoang sơ, đìu hiu xưa, giờ trở thành điểm du lịch đầy tiềm năng xuất phát từ ý tưởng của ông Phong…
Đang say sưa với bao dự định xây dựng Nghi Xuân – vùng quê nghèo – sớm giàu, đẹp, bỗng dưng “họa vô đơn chí”, ông bị một cú “ngã ngựa” mà có lẽ suốt cuộc đời ông không bao giờ quên được. Một số người kéo bè cánh tố cáo ông có nhiều sai phạm trong quản lý điều hành. Nỗi oan khiên do người ta ghen ghét, đố kỵ đã đưa sự nghiệp ông rẽ sang lối khác. Nhiều tháng ròng, các cơ quan chức năng từ tỉnh đến trung ương về thanh tra, kiểm tra mà vẫn không tìm ra sai phạm, khuyết điểm của “đồng chí Bùi Tùng Phong”. Giải được nỗi oan, ông được quyết định điều chuyển về tỉnh giữ chức vụ Giám đốc Sở Thủy sản cho đến ngày nghỉ hưu.
Từ cồn cát hoang được “5 trong 1”

Năm 2011, ông được nghỉ hưu theo chế độ, với bản tính là con người của hành động, nên mới rời ghế giám đốc được mấy tháng, ông Phong không chịu ngồi yên. Đêm đọc tài liệu, ngày đi khảo sát thực địa vùng cồn cát ven biển rộng hàng chục hécta bỏ hoang bao đời nay với quyết tâm phải biến hoang hóa thành “vàng” mà lâu nay đã ấp ủ. Và ông quyết định chọn vùng cồn cát lưa thưa những cây phi lao trồng đã lâu mà vẫn còi cọc ở xã Xuân Đan để thực hiện ý tưởng. Ban đầu, nhìn thấy vùng đất này ít ai tin nó sẽ trở thành một vùng nuôi tôm cho thu hoạch hàng chục tỉ đồng mỗi vụ như bây giờ. Được giao khu đất 6ha, ông Phong khoanh vùng, cải tạo để nuôi tôm. Theo ông, vùng đất xấu này ít bị người ta tranh giành, dòm ngó, mà ông đã từng trải và rất sợ người ta lại vu oan, kiện cáo…

 Ông Phong giới thiệu hệ thống xử lý nước thải (ảnh phải).

Những năm ngồi ghế giám đốc Sở Thủy sản Hà Tĩnh, ông Phong không bỏ phí thời gian vừa làm công tác quản lý, chỉ đạo vừa tranh thủ tìm hiểu việc phát triển ngành thủy sản, đặc biệt vùng ven biển, một trong những lợi thế của Hà Tĩnh. Bây giờ, cởi áo “quan” trở về làm dân, ông trực tiếp dành công sức thời gian áp dụng công nghệ cao cho việc nuôi tôm trên cát mà ông đã từng học hỏi. Mới đầu phải lo vốn, chỉ đạo san lấp mặt bằng, lắp đặt hệ thống máy móc, đường ống dẫn nước, xây dựng trạm điện, ngăn ao đầm, trải nylon, bạt… Một mình vừa chỉ đạo chung vừa kiêm đủ việc: Ông chủ kiêm kế hoạch, tài vụ, lái xe…

Ông cho biết, riêng hệ thống đường điện cao thế và trạm biến áp 180kVA phục vụ trại đã phải chi 1,2 tỉ đồng; xúc đổ hai núi cát, biến nó thành 10 hồ, cũng mất hơn tỉ đồng. Đầu tư vào 4ha mặt nước, không dưới 2 tỉ đồng. Tổng vốn chi phí đầu tư khoảng 4 tỉ đồng, chủ yếu vay từ bạn bè, ngân hàng. “Vạn sự khởi đầu nan”, năm 2011, hai vụ tôm đầu cho năng suất 10 tấn/ha đã tạo thêm niềm tin trong ông. Qua mấy vụ nuôi tôm trên cát, ông Phong khiêm tốn cho biết, trong tổng số 4ha nuôi tôm của ông cho năng suất bình quân 10 tấn/ha/vụ. Tổng doanh thu 10 tỉ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 4 tỉ đồng/vụ tôm.

Trong quá trình cải tạo vùng đất cát hoang, ông Phong đúc kết, việc đầu tư cải tạo cồn cát hoang ở vùng quê nghèo này sẽ giải quyết được 5 trong 1: Khẳng định được mô hình chuyển đổi tư duy làm ăn mới, hiệu quả kinh tế cao; cải tạo vùng đất cát hoang, vùng quê nghèo, tạo thế mạnh của một vùng ven biển; tạo mô hình chăn nuôi khoa học tân tiến từ áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao đến việc xử lý nước thải…; giải quyết được việc làm cho người lao động; và từ nơi đây tạo cho con người có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm ăn với nhau, đặc biệt tiếp xúc với môi trường thiên nhiên trong lành.

Thực tế từ mô hình trại nuôi tôm của ông đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động người địa phương, chưa kể một số lao động làm theo thời vụ. Để cải tạo môi trường vùng cát trắng này, ông đã xây dựng mô hình một khu trang trại xanh, sạch đẹp với những loại cây trồng phù hợp. Hệ thống ao nước thải được xử lý trở thành ao nuôi cá rô phi…

Ước mơ về một vườn tượng
Từ mô hình của ông Bùi Tùng Phong, huyện Nghị Xuân đã “học tập” và đến nay đã hoàn thành lập quy hoạch vùng nuôi tôm trên cát và được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt. Theo đó, các mạnh thường quân cũng đã cùng người dân Nghi Xuân đầu tư cải tạo những bãi cát hoang và đang hình thành một vùng nuôi tôm theo công nghệ cao tập trung.

Chuyện nuôi tôm của ông vui và hay vậy, nhưng hôm gặp tôi ở khu trại nuôi tôm, trong ly rượu mời, ông lại say sưa nói về những ý tưởng nghệ thuật mà ông chưa thực hiện được là xây dựng một vườn tượng, vườn hoa trong khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du, để biến nơi đây thành một “vườn sinh học nghệ thuật”, một vườn tượng đủ màu sắc, đủ cá tính của những nhân vật trong Truyện Kiều.

Đó là một bến sông Giang Đình có lầu Ngưng Bích, vừa là nơi nghỉ ngơi, vừa là nơi thưởng thức, tổ chức các sinh hoạt văn hóa như lẩy Kiều, hát ca trù, dân ca và một số loại hình nghệ thuật khác. Khu lưu niệm cụ Nguyễn Tiên Điền sau khi tôn tạo còn là nơi nghiên cứu, sinh hoạt của các bộ môn nghệ thuật, nhất là nghiên cứu về “Truyện Kiều”… Rồi cả những điều mà ông còn trăn trở lâu nay về việc bảo tồn, nâng cấp, cải tạo chưa phù hợp tại khu di tích, lưu niệm Nguyễn Công Trứ và cả về bảo tồn, phát triển ca trù ở Nghi Xuân…

Bây giờ đã có trong tay những đầm tôm cho thu nhập tiền tỉ, với nhiều người thì vậy đã là quá đủ cho một con người đã đến tuổi xế chiều. Nhưng với ông, thành quả của ngày hôm nay vẫn là một niềm vui chưa trọn vẹn. Lúc nào cũng thấy ông nhăn mày nhăn trán, than vắn thở dài bởi ông là người nghĩ nhiều, việc gì cũng tham, cũng muốn làm nhưng sức thì có hạn… Tôi muốn nói với ông, thời buổi bây giờ, khoan nói chuyện làm được gì, chỉ cần biết nghĩ, biết đau đáu cho sự khổ cực, đói nghèo của dân, của quê hương như ông thì cũng là một nhân cách đáng quý lắm rồi…

 

Lời bình:
Tôi gặp và quen Bùi Tùng Phong thời ông còn là Chủ tịch huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Hồi đó, người ta đồn ông thuộc diện quy hoạch làm “quan đầu tỉnh”, nhưng tôi nói, kiểu người sắc sảo như anh nhiều người ghét lắm. Sau này, khi hay tin ông “ngã ngựa”, tôi không chút bất ngờ. Tác giả của phóng sự, cũng như tôi, rõ là rất phục ông Phong. Chỉ hơi tiếc là đằng sau câu chuyện với tiết tấu nhanh đến “ngộp thở” như chính người mê nuôi tôm này vẫn thiếu đi sự thâm trầm và lãng mạn, thậm chí là “sống chậm” – một “gương mặt khác” tinh tế và giàu xúc cảm của Bùi Tùng Phong.
 
Lâm Chí Công

Nguồn hatinh24h.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 316

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 311


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1027201

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72709910