12:31 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi thủy sản VietGAP

Thứ tư - 03/09/2014 23:24
Thành công của mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới cho phát triển nghề NTTS xen ghép ở Hà Tĩnh.

Năm 2014, dự án nguồn lợi ven biển vì phát triển bền vững (CRSD) phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh triển khai xây dựng 3 mô hình nuôi đa dạng hóa tôm, cua, cá rô phi theo hướng VietGAP tại HTX Hạ Voọc (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà).

Thành công của mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới cho phát triển nghề NTTS xen ghép ở Hà Tĩnh. Ông Trương Văn Tùng - Chủ nhiệm HTX Hạ Voọc cho biết, được dự án CRSD hỗ trợ 30 triệu đồng, gia đình ông đầu tư nuôi đa dạng hóa tôm, cua, cá theo quy trình VietGAP trên diện tích 1 ha, gồm 2 ao nuôi. Đến nay đã cho thu hoạch với sản lượng tôm đạt hơn 1,2 tấn; 125 kg cá và 300 kg cua. Tính ra, trừ chi phí một vụ nuôi, còn lãi hơn 100 triệu đồng trong thời gian hơn 3 tháng.

“NTTS theo quy trình VietGAP có nhiều cái lợi, lợi về môi trường nước, các đối tượng nuôi phát triển tốt, sản phẩm sạch… Tuy nhiên, quy trình nuôi đòi hỏi khắt khe hơn, phải thường xuyên chăm sóc và theo dõi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao” - ông Tùng cho biết thêm.

Được cán bộ dự án tập huấn nâng cao nhận thức và hướng dẫn kỹ thuật từ khâu cải tạo ao đầm, chọn lựa con giống cho đến quy trình chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh. Thông qua mô hình NTTS theo hướng VietGAP, các hộ dân thực hiện mô hình thí điểm được nâng cao trình độ SX, chuyển đổi SX phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Không chỉ các mô hình được dự án đầu tư đạt hiệu quả cao mà hơn 40 hộ dân NTTS ở vùng nuôi này đã thu hoạch có lãi.

Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục NTTS Hà Tĩnh cho hay: Hình thức nuôi đa dạng hóa tôm, cua, cá theo hướng VietGAP không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mở ra hướng phát triển NTTS phù hợp với các điều kiện của vùng nuôi tôm kém hiệu quả.

Chi phí đầu tư thấp, môi trường ao nuôi luôn ổn định, dễ quản lý, hạn chế dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Đây được coi là một giải pháp phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của các hộ nuôi khi không có điều kiện đầu tư nuôi tôm thâm canh.

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 222


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1327137

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74374108