16:34 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tổ hợp tác chăn nuôi gà hướng đi hiệu quả cho phụ nữ nghèo Hương Sơn

Thứ tư - 22/10/2014 02:06
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội LHPN huyện Hương Sơn, Hội phụ nữ xã Sơn Hàm đã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi gà tại thôn Hàm Giang. Sau 6 tháng đi vào hoạt động đã cho thấy hiệu quả rõ rệt đem lại niềm tin cho hội viên, nhất là đối với phụ nữ nghèo.

Chị Hòa đang chăm sóc đàn gà

Gia đình chị Nguyễn Thị Hòa – ở thôn Hàm Giang – xã Sơn Hàm là một hộ nghèo, ruộng đất ít, chăn nuôi nhỏ lẻ lại không nắm vững kỹ thuật chăn nuôi nên hiệu quả kinh tế đạt thấp. Tháng 3/2014, chị đã được tổ chức Hội phụ nữ tạo điều kiện cho vay 2 triệu đồng vốn hỗ trợ lãi suất, được hỗ trợ 50 con gà giống và thức ăn chăn nuôi, anh chị đã làm chuồng trại nuôi 100 con gà giống gà ri vàng rơm. Chỉ sau hơn 3 tháng chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật đã cho xuất chuồng lứa đầu tiên, trừ tất cả chi phí lãi ròng 3,5 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế thấy rõ, chị tiếp tục đầu tư nuôi lứa tiếp theo theo hình thức gối lứa. Đến nay đã cho thu nhập 2 lứa, thu lãi gần 7 triệu đồng. Chị Hòa chia sẻ: Trước đây gia đình tôi cũng chăn nuôi khoảng chục con gà, không biêt cách chăm sóc nên thường hay bị bệnh chết. Giờ được học kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên thu nhập tương đối ổn định. Cứ đà này tôi nghĩ mình sẽ thoát được nghèo”          Chị Hòa là một trong 10 hội viên phụ nữ tham gia vào Tổ hợp tác chăn nuôi gà do Hội LHPN xã thành lập. Tham gia vào tổ hợp tác các hội viên đã được Viện chăn nuôi Việt Nam cung cấp giống gà ri vàng rơm đảm bảo chất lượng, sạch bệnh, được Hội LHPN huyện hỗ trợ vắc xin phòng bệnh và 2 bao thức ăn lứa đầu tiên. Ngoài ra Hội phụ nữ đã tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi gà cho các thành viên. Nhờ áp dụng tốt các kiến thức đã được tập huấn vào việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn gà nên các mô hình chăn nuôi đều đạt yêu cầu đề ra. Các hộ gia đình luôn có ý thức chăm sóc tốt đàn gà, từ việc xây dựng chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc bữa ăn hàng ngày… vì thế, sau 6 tháng triển khai thực hiện đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ thất thoát không đáng kể.

Qua trao đổi, các hộ trong tổ hợp tác cho biết, trước đây, do nuôi theo phương pháp truyền thống nên phải mất 4 – 5 tháng bà con mới bán được một lứa và thu nhập chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của gia đình. Còn bây giờ, các hộ chỉ nuôi khoảng 3 – 3,5 tháng là đàn gà đã đạt trọng lượng 1,3 – 1,5 kg/con, xuất bán với giá bình quân 130 ngàn đồng/con, trừ chi phí mỗi lứa 100 con thu lãi từ 3 – 5 triệu đồng. Một số hộ chăn nuôi đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật và chăm sóc tốt thu lãi gần 7 triệu đồng/ lứa. Nếu chăn nuôi theo hình thức gối lứa mỗi năm các hộ gia đình có thể nuôi được 4 lứa.

Tuy nhiên khó khăn nhất hiện này là tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện tại, gà của tổ hợp tác xuất bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường. Chị Nguyễn Thị Huyền – một trong những hộ tham gia tổ hợp tác chia sẻ: Mỗi lần đi chợ bán gà chúng tôi cũng chỉ dám bắt dăm ba con thôi, nếu bán một lúc nhiều thì người mua họ bảo sợ gà bị bệnh. Vì thế tôi mong muốn các cấp, các ngành giúp chúng tôi tìm đầu ra cho sản phẩm ổn định hơn”.

Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng bước đầu tổ hợp tác chăn nuôi gà của những hội viên phụ nữ thôn Hàm Giang đã chứng minh đây là hướng làm ăn hiệu quả, bền vững. Thông qua mô hình, nhằm giúp cho các hộ dân phát triển chăn nuôi gia cầm đảm bảo các yêu cầu về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, góp phần nâng cao thu nhập. Theo chị Hồ Thị Liệu – Tổ trưởng tổ hợp tác thì hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà của Tổ hợp tác là rất tốt, nhiều chị em muốn tăng thêm tổng đàn nhưng họ sợ nhất là đầu ra bấp bênh vì thế không dám đầu tư nhân rộng mô hình. Mong muồn của các thành viên trong tổ là có được sự liên kết với các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Việc duy trì và hoạt động hiệu quả mô hình chăn nuôi gà thả vườn theo hình thức tổ hợp tác ở xã Sơn Hàm đã góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà phụ nữ Sơn Hàm đang phấn đấu hoàn thành vì mục tiêu xây dựng nông thôn mới./.

Hương Hà
Nguồn huongson.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 160


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 325635

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70552950