Theo lời giới thiệu, chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi lợn rừng của Ông Nguyễn Đăng An xóm 16 xã Hà Linh.
Nuôi tôm nước ngọt - điều tưởng chừng không thể, nhất là trên vùng đất vốn chẳng được thiên nhiên ưu ái như Hương Khê. Vậy nhưng, với niềm tin, lòng đam mê và quyết tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chế ngự thiên tai, chàng trai trẻ Lê Đăng Thành đã thực sự làm nên điều kỳ diệu ở lứa tôm đầu tiên...
Khi nguồn khai thác khoáng sản titan cạn kiệt, Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (nay là Tổng công ty cổ phần Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh) được giao nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp; bảo vệ môi trường sinh thái và gần đây là mở rộng sản xuất theo chuỗi liên kết, góp phần đẩy nhanh tiến độ XDNTM.
Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.
Hơn 2 tháng nay, ngư dân vùng biển Hà Tĩnh trúng lớn sò mai biển, với giá bán từ 100.000 – 120.000 đồng/kg cồi sò mai, bà con thu về từ 700.000 – 1 triệu đồng/ngày.
Hàng trăm ha cát bạc màu ven biển Thạch Hà bao đời nay tưởng chỉ bỏ đi, nay trở thành “mỏ vàng lộ thiên” trữ lượng “khủng” từ nuôi tôm thâm canh, trồng rau, củ, quả. Hàng vạn người dân nơi đây đang đứng trước cơ hội làm giàu và không ít người trong số họ đã là tỷ phú…
Nông dân xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã biến vùng cát hoang hoá ven biển vùng "đất chết" ven biển thành những cánh đồng trồng rau xanh mướt cho thu hoạch hàng chục triệu đồng.
Trên vùng cồn cát hoang, lưa thưa những cây phi lao trồng nhiều năm mà vẫn còi cọc ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), ít ai tin rằng nó sẽ trở thành một vùng nuôi tôm theo công nghệ cao cho thu hoạch hàng chục tỉ đồng mỗi vụ như bây giờ. Người làm nên kỳ tích đó là ông Bùi Tùng Phong – một cán bộ đã nghỉ hưu nhưng vẫn đau đáu với khát vọng “cho người dân quê mình bớt nghèo, bớt khổ…”.
Bằng ý chí và nghị lực vượt khó, vợ chồng cựu chiến binh (CCB) Mai Khắc Hoa ở Khánh Lộc (Can Lộc) không chỉ vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo mà còn làm giàu trên chính mảnh vườn của gia đình, tạo việc làm cho hàng chục lao động.
Không chỉ là bí thư đoàn năng nổ, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, hay quan tâm, giúp đỡ mọi người, anh Nguyễn Thừa Hòa (thôn Đồng Khánh, xã Thạch Trị, Thạch Hà) còn mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình.
Phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi và trồng trọt đã và đang là hướng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả đối với đời sống hội viên phụ nữ xã Đức Lạng. Thông qua mô hình trên, nhiều hội viên đã tự mình vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Chị Nguyễn Thị Tiếp – ở thôn Tân Quang là một trong những tấm gương như thế.
Bằng nhiều cách làm khác nhau, thời gian qua, tuổi trẻ Vũ Quang đã từng bước khẳng định vai trò của mình trên con đường xây dựng huyện mới ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Với diện tích trên 400m2, gia đình anh Dương Kim Sơn (59 tuổi), ở xóm Hồng Dinh, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình nuôi ếch giống và ếch thịt.
Mới ngoài 30 tuổi, anh Nguyễn Quang Nguyên, thôn Trung, xã Thạch Hạ đã có một tư cơ nhiều người mơ ước với hơn 5ha nuôi trồng thủy hải sản, trang trại rộng 1 ha chăn nuôi gà siêu trứng với số lượng hơn 10.000 con, đạt doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2013 tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng 1.280 mô hình sản xuất mới cho thu nhập từ 100 triệu đồng/mô hình trở lên.
Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, làm giàu chính đáng thực sự lan tỏa khắp huyện Can Lộc. Qua đó, ngày càng xuất hiện nhiều “bông hoa” trong vườn hoa thi đua khoe sắc, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM).
Những bãi cát bạt ngàn ven biển Hà Tĩnh đang hóa "vàng" nhờ những trang trại rau, củ, quả xanh ngút mắt, mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo vùng biển ngang.
Từ khi thực hiện chương trình XDNTM, trên vùng đất nghèo Hà Tĩnh xuất hiện nhiều trang trại, gia trại cho thu nhập cao. Những vùng đất hoang hóa, bãi bồi, đất trống, đồi trọc không còn bị lãng quên, được “đánh thức” bằng vườn cây ăn quả, mô hình VAC hay nông - lâm kết hợp… Những nông dân chân lấm tay bùn ngày nào, nay trở thành những ông, bà chủ trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng/năm, góp phần dệt nên mùa xuân no ấm.
Trong những ngày này, những hộ trồng lá dong ở xã Đức Vĩnh đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch. Những chiếc lá dong xanh mướt, đã được các chủ sản xuất bánh chưng ở khắp nơi đến thu hái.
Được sự giúp đỡ của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh, vụ Đông năm nay, Hợp tác xã trồng rau sạch Hoa Văn - xã Kỳ Hoa- huyện Kỳ Anh đã mạnh dạn đưa vào trồng thí điểm 1,5 ha cây rau màu gồm; Bắp cải, Su hào và Súp lơ. Đây là những giống cây mới lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Kỳ Anh.