22:11 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trí thức trẻ thổi luồng gió mới cho những làng quê Hà Tĩnh

Chủ nhật - 07/01/2018 04:22
Mang theo tấm bằng và những kiến thức tích lũy sau những năm miệt mài trên giảng đường, nhiều trí thức trẻ đã quyết định lập nghiệp ở quê hương. Tri thức, sự sáng tạo và khát vọng là hành trang để họ thổi luồng gió mới đến những làng quê.

Cầm tấm bằng chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sau 4 năm bươn chải ở đất khách quê người, chàng trai 9X Nguyễn Hữu Đức (thôn Trung Trinh, xã Việt Xuyên, Thạch Hà) trở về quê gây dựng sự nghiệp bằng nghề làm bánh đa truyền thống của làng.

tri thuc tre thoi luong gio moi cho nhung lang que ha tinh

Nguyễn Hữu Đức đã khơi dậy sức sống mới cho làng bánh đa truyền thống xã Việt Xuyên (Thạch Hà).

Đức đã dành thời gian đi học tập kinh nghiệm tại một số làng nghề ở các tỉnh phía Bắc rồi cùng với 1 người anh họ vay vốn xây dựng xưởng, mua máy móc về sản xuất.

Nhạy bén trong kinh doanh, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và kinh nghiệm làm thị trường nhiều năm, Đức đã góp phần tạo nên sức sống mới cho làng nghề. Thương hiệu bánh đa truyền thống của xã Việt Xuyên đã dần chiếm lĩnh và mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh.

Đức cho biết: “Thuận lợi của em là nguyên liệu như gạo, vừng là sản phẩm đồng quê của mẹ cha và bà con trong vùng. Mỗi ngày, dây chuyền của em sản xuất khoảng 3.000 bánh. Em cũng đầu tư máy sấy để giải phóng sức lao động ở công đoạn quạt than nướng bánh. Ưu điểm của máy này là nhanh, bánh chín đều, không cháy mà vẫn giữ nguyên hương vị như quạt trên than lửa”.

Cùng với những chiến lược thị trường khá bài bản, đến nay, bánh đa Việt Xuyên do anh em Đức sản xuất đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường Hà Tĩnh và vươn ra cả các tỉnh bạn. Tiêu thụ trung bình mỗi ngày hơn 2.000 bánh, Đức không chỉ tạo việc làm, thu nhập cao cho bản thân mà còn giải quyết việc làm cho 4 lao động với mức thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng. Chàng trai 9X đã thực sự thổi hồn, mang lại sức sống mới cho làng nghề truyền thống.

 

tri thuc tre thoi luong gio moi cho nhung lang que ha tinh

Đoàn viên Lê Văn Quận (người bên trái) đầu tư sản xuất gạch không nung cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh và nước bạn Lào.

Tốt nghiệp Khoa Nông học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Lê Trung Hiếu (thị trấn Cẩm Xuyên) đầu quân cho công ty rau sạch ở Nghi Xuân rồi Công ty Phân bón Tiến Nông… Nhưng, cuộc sống xa nhà với đồng lương eo hẹp đã thôi thúc Hiếu quyết định trở về quê hương lập nghiệp.

Hiếu cho biết: “Thực tế cho thấy, phong trào xây dựng NTM trên quê hương, nhu cầu các loại cây cảnh rất nhiều nhưng nguồn cung trên thị trường ở các làng quê lại rất ít. Với sự chung tay ủng hộ của 8 thành viên, đầu năm nay, em đã thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp tại tổ dân phố 12, thị trấn Cẩm Xuyên”.

Vừa cung ứng các loại cây bóng mát, cây ăn trái như xoài, vú sữa, sấu, các loại cây hoa, vừa tư vấn cho bà con cách chăm sóc, sử dụng phân bón hợp lý… địa chỉ giống cây trồng của Hiếu đã sớm tạo dựng được lòng tin trong khách hàng. Thu nhập nhờ thế cũng nâng lên đáng kể. Thành công bước đầu đã tạo niềm tin để Hiếu cùng các thành viên trong HTX ấp ủ kế hoạch mở rộng mô hình nuôi cá nước ngọt, nuôi lươn, ếch trên diện tích đã được quy hoạch.

Phó Bí thư Huyện đoàn Cẩm Xuyên Lê Văn Luân cho biết: “Những bước đi vững chắc của Lê Trung Hiếu đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ của thanh niên Cẩm Xuyên trên con đường lập thân, lập nghiệp. Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về với làng quê”.

Hà Tĩnh hiện có hàng trăm trí thức trẻ đã lựa chọn con đường trở về quê hương lập nghiệp. Sức trẻ, trí tuệ, sự năng động, sáng tạo đã giúp họ thành công ở nhiều lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… Thành công và những ước vọng của họ đang khẳng định xu hướng phát triển phù hợp, đồng thời, đặt ra những yêu cầu lớn hơn về các chính sách hỗ trợ, kích cầu để những trí thức trẻ có thể hiện thực hóa ước mơ cống hiến cho sự phát triển giàu mạnh của quê hương.

 Theo Anh Thư/BaoHaTinh.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1178590

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72861299