12:15 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới » VB Trung ương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng cho ngư dân

Thứ sáu - 02/05/2014 22:14
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng khu vực duyên hải miền trung, tính đến cuối quý I-2014, tổng dư nợ cho vay đối với ngư dân khai thác trên biển chỉ đạt 5.777 tỷ đồng, bằng 17,15% so với tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và bằng 3,23% so với tổng dư nợ. Ðiều đó chứng tỏ, ngư dân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Chính sách nhiều, hiệu quả ít

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho ngư dân nhưng hầu hết các chính sách không phát huy được hiệu quả khi triển khai trên thực tế. Cụ thể, năm 1997, Chính phủ ban hành Quyết định 393/1997/QÐ-TTg về cho vay đánh bắt xa bờ. Ðây là chương trình quy mô lớn nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp do các mẫu tàu thiết kế chưa phù hợp với tập quán khai thác của ngư dân, dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp. Ðặc biệt, tỷ lệ rủi ro trong cho vay cao, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tài sản bảo đảm cho khoản vay là con tàu nhưng đây lại là tài sản di động, hoạt động ngoài vùng biển xa nên dễ xuống cấp và hư hỏng. Trong khi một bộ phận khách hàng vay vốn thiếu trách nhiệm trả nợ dẫn đến việc thu hồi vốn khó khăn trong nhiều năm, tỷ lệ nợ xấu cao. Ðến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1787/QÐ-TTg về triển khai thí điểm chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, có công suất lớn để đánh bắt xa bờ tại Quảng Ngãi. Theo đó, Nhà nước cho vay 80% kinh phí đóng tàu với lãi suất cố định 3%/năm, thời hạn cho vay tối đa là 10 năm. Tuy nhiên việc triển khai chương trình vẫn gặp vướng do việc cho vay thực hiện theo cơ chế tín dụng thông thường nên khi phát sinh rủi ro không có cơ chế bảo hiểm, thế chấp tài sản hoặc xử lý rủi ro đặc thù, nhằm bảo đảm an toàn nguồn tín dụng. Ngoài ra, còn một số chính sách hỗ trợ hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân nằm trong chính sách chung đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng hầu hết cũng chưa phù hợp với đặc thù khai thác trên biển xa. Như Nghị định 41/2010/NÐ-CP quy định mức cho vay tín chấp nhưng lại quá thấp so với hoạt động đánh bắt xa bờ. Hoặc Quyết định 289/QÐ-TTg ngày 18-3-2008 của Thủ tướng Chính phủ cho vay đóng tàu nhưng lại không quy định cho vay mua sắm ngư lưới cụ và trang thiết bị nên dẫn đến thiếu đồng bộ.

Do đặc thù đánh bắt xa bờ đòi hỏi phải đóng tàu mới có công suất lớn với giá trị đầu tư cao nên vốn là nhu cầu lớn đồng thời cũng là vấn đề khó khăn nhất đối với ngư dân. Tuy nhiên, vì sao khi đã có các chính sách hỗ trợ mà ngư dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn. Về phía ngư dân, sự e dè trong việc vay vốn đóng tàu là do số tiền vay quá lớn so với tài sản của họ và lãi suất thương mại cũng khá cao so với thu nhập từ việc đánh bắt trên biển. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng lại rất thận trọng khi quyết định cho vay. Nguyên nhân lớn nhất là do ngư dân thiếu các tài sản bảo đảm cho khoản vay. Trường hợp ngư dân đồng ý thế chấp tài sản bằng chính con tàu thì ngân hàng cũng rất ngại bởi việc xử lý tài sản bảo đảm là con tàu cũng gặp nhiều khó khăn về thủ tục và giá trị khi phát mại. Trong khi đó, việc thiếu liên kết giữa các chủ tàu, các cơ sở hậu cần nghề cá và ngân hàng khiến ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền cho vay và trả nợ. Theo đại diện các tổ chức tín dụng, nguồn vốn ngân hàng cho vay theo tín dụng thương mại là vốn huy động từ dân cư. Vì vậy việc cho vay đóng tàu với số tiền lớn, thời hạn dài, rủi ro cao và thiếu tài sản bảo đảm đã khiến các tổ chức tín dụng hết sức thận trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

Hướng đầu tư tín dụng hiệu quả cho ngư dân

Trước những khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai chính sách tín dụng cho ngư dân, nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế tín dụng đặc thù để khuyến khích ngư dân bám biển vươn khơi chứ không thể vẫn áp dụng cơ chế cho vay thương mại. Mới đây nhất, trong Hội nghị bàn về những giải pháp và chính sách phát triển thủy sản trong những năm tới do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tín dụng cho ngư dân. Theo đó, áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để hỗ trợ ngư dân đóng mới, hiện đại hóa tàu cá. Trước mắt tập trung đóng tàu dịch vụ hậu cần đi kèm các tổ đội sản xuất trên biển và các tàu khai thác giá trị cao như cá ngừ đại dương, mức vay 80% giá trị con tàu, thời hạn vay 10 năm, ân hạn 5 năm, lãi suất ưu đãi 2,5%/năm và tài sản thế chấp chính là con tàu hình thành. Ngân sách Nhà nước bù chênh lệch lãi suất so với lãi suất thương mại ưu đãi trong nông nghiệp. Dự kiến tổng giá trị gói tín dụng này khoảng 48 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có đề xuất chính sách tín dụng mới, ngắn hạn, phục vụ sản xuất cho ngư dân, thực hiện với 28 nghìn tàu cá khai thác xa bờ, mức vay trung bình 200 triệu đồng/chuyến biển; thực hiện trong 10 năm. Dự kiến gói tín dụng khoảng ba nghìn tỷ đồng. Về hỗ trợ bảo hiểm, thực hiện hỗ trợ 50% bảo hiểm thân tàu, 100% bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên. Dự kiến kinh phí khoảng 2.850 tỷ đồng.

Theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, trong đó dành nhiều sự quan tâm đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân. Ðể làm được điều đó, cần sớm bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân đầu tư khai thác hải sản trên các vùng biển xa, vùng biển trọng yếu. Trong đó, chính sách tín dụng phải được đặt lên hàng đầu và nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả.

 

Tới đây, ngành ngân hàng sẽ thực hiện thí điểm chính sách tín dụng đối với các mô hình liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm khai thác khép kín, bao gồm cả cho vay đóng tàu có công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Theo đó, các chủ tàu phải đáp ứng đủ điều kiện để được khai thác ngoài biển xa (bảo hiểm, trình độ thuyền viên, đăng kiểm...). Các chủ tàu ký liên kết với doanh nghiệp trong việc cung cấp xăng dầu, đá, thực phẩm thiết yếu và và bán lại sản phẩm khai thác. Doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Khi các thành viên có nguồn thu thì ngân hàng tiến hành thu nợ. Trong điều kiện thực hiện tốt mô hình khép kín thì ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho các thành viên với điều kiện ưu đãi nhất về thời hạn, lãi suất và thế chấp tài sản (có thể miễn thế chấp tài sản).

Tiến An
Nguồn nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tổng dư

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 522

Máy chủ tìm kiếm : 41

Khách viếng thăm : 481


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 614896

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70842211