Ban Thường vụ huyện ủy Cẩm Xuyên họp bàn việc thực hiện Đề án sáp nhập xã, thị trấn giai đoạn 2019 – 2021
Từ năm 2013 đến nay huyện Cẩm Xuyên có 27 xã, thị trấn, bên cạnh những xã có diện tích tự nhiên lớn, dân số đông thì đa số còn có những xã có quy mô diện tích và dân số quá nhỏ. Trong đó các điều kiện đảm bảo để thực hiện việc quản lý, hoạt động của các xã, thị trấn đều như nhau, dẫn đến lãng phí về các nguồn lực về tự nhiên, xã hội, con người…
Với nhận thức để đảm bảo sự phát triển, đòi hỏi đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn phải có quy mô phù hợp, nguồn lực huy dộng xã hội lớn để đảm bảo xây dựng các thiết chế văn hóa và phát triển sản xuất trên địa bàn; Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; Tổ chức bộ máy tinh gọn, nguồn chi trả quỹ lương phù hợp, cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo, sẽ góp phần vào sự phát triển của địa phương, phát huy tối đa năng lực lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp.
Trưởng Phòng Nội vụ UBND huyện Nguyễn Trọng Thụ đã báo cáo dự thảo Đề án sáp nhập tổng thể các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2019 – 2021.
Tại hội nghị Trưởng Phòng Nội vụ UBND huyện Nguyễn Trọng Thụ đã báo cáo dự thảo Đề án sáp nhập tổng thể các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2019 – 2021 gồm 3 nhóm xã chưa đạt 50% về hai tiêu chuẩn diện tích và quy mô dân số thuộc diện bắt buộc phải sắp xếp theo Nghị quyết số 37 – NQTW của Bộ Chính trị gồm: Sáp nhập 3 xã Cẩm Nam với Cẩm Thăng và xã Cẩm Phúc, giảm 2 xã thành 1 xã mới có tên phương án 1 là xã Phúc Nam Thăng với 23 thôn xóm có trụ sở đặt tại xã Cẩm Thăng; Sáp nhập xã Cẩm Huy với thị trấn Cẩm Xuyên, giảm 1 xã, mở rộng thị trấn Cẩm Xuyên và có 18 Tổ dân phố sau sáp nhập, trụ sở đóng tại trụ sở của UBND thị trấn Cẩm Xuyên và sáp nhập xã Cẩm Yên với xã Cẩm Hòa giảm 1 xã, thành 1 xã mới có tên là xã Yên Hòa với 15 thôn có trụ sở đóng tại xã Cẩm Hòa.
Phát biểu tại hội nghị các đại biểu cũng đã đồng tình cao về chủ trương thực hiện việc sáp nhập đối với 3 nhóm xã, đồng thời tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả về tổng thể của đề án. Các đại biểu cho rằng để thực hiện có hiệu quả theo lộ trình thì khi thực hiện việc sáp nhập xã sẽ đồng thời thực hiện việc sáp nhập Trường học, trạm y tế, Chợ và Hạ tầng giao thông; Việc sử dụng trụ sở mới, đồng thời có kế hoạch xử lý các trụ sở và cơ sở vật chất dư thừa khác phù hợp với từng địa phương; Đối với việc sáp nhập các trường học thì nên giữ nguyên 2 trường Tiểu học vì theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì trường quá 30 lớp sẽ không đạt chuẩn; Đối với công tác tổ chức cán bộ cần rà soát bố trí những cán bộ có năng lực, phù hợp với điều kiện trong tình hình sau sáp nhập, thành lập các Đảng bộ bộ phận trực thuộc Đảng bộ xã, thị trấn.
Đồng chí Đặng Quốc Cương – UVBCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện: "... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến tận người dân về chủ trương sáp nhập xã, thị trấn; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy chính quyền các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện".
Kết luận hội nghị đồng chí Đặng Quốc Cương – UVBCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện yêu cầu Ban chỉ đạo thực hiện đề án của huyện tổng hợp các ý kiến tham mưu, góp ý của các đại biểu. Đồng chí Bí thư huyện ủy nhấn mạnh một số nhiệm vụ trong tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến tận người dân về chủ trương sáp nhập xã, thị trấn; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy chính quyền các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện; Thành lập xây dựng tổ chức Đảng trực thuộc xã, thị trấn; Sáp nhập trường phải đảm bảo quy mô trường lớp; Cập nhật dự kiến số lượng thôn xóm, quy mô dân số; Tuyên truyền quán triệt chủ trương Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phương án sáp nhập tổng thể đảm bảo thực hiện có hiệu quả về lộ trình của đề án .
Theo Ngọc Long/camxuyen.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn