19:55 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Đức Thọ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện làm nông thôn mới ở Tùng Ảnh

Thứ sáu - 03/05/2013 09:28
Ðể thỏa lòng với hồn người đã khuất, làng Tùng Ảnh quê hương đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Ðảng đang nô nức làm cuộc cách mạng xây dựng nông thôn mới. Một cuộc cách mạng làm cho "dân giàu, nước mạnh" bắt đầu từ đường đi nước bước cụ thể nhất.
Trạm y tế xã Tùng Ảnh được xây dựng khang trang, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh.

Trạm y tế xã Tùng Ảnh được xây dựng khang trang, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh.

Ðường về Tùng Ảnh đã trở thành một địa chỉ đỏ của khách thập phương. Bây giờ đã cuối mùa xuân, trong sắc xanh đương thì của ngô, của lúa, cả Tùng Ảnh đang ngập trong mênh mông nắng đầu hạ. Làng Tùng Ảnh hôm nay không còn tiếng thoi đưa dệt lụa, nhưng còn đó truyền thống hiếu học, đức cần cù chịu khó làm ăn trong mỗi gia đình, còn đó những dòng máu nghĩa khí của những người con yêu nước. Sông La càng dào dạt xanh, tình làng nghĩa xóm càng mặn, càng nồng... Xã Tùng Ảnh hiện có hơn 7.300 nhân khẩu với 2.333 gia đình, xã có 12 thôn, tổng thu nhập bình quân hằng năm hơn 24 triệu đồng/người, sản lượng lương thực đạt 2.100 tấn/năm... Khi hỏi chuyện vì sao xã Tùng Ảnh lại dẫn đầu tỉnh Hà Tĩnh, cơ bản hoàn thành sớm các tiêu chí  trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, Bí thư Ðảng ủy xã Lê Tự Lập cho tôi biết: "Bài học thành công đầu tiên là ý Ðảng lòng dân. Tùng Ảnh có số lượng đảng viên 581 đồng chí, không ít những đảng viên lão thành cách mạng sống rất mẫu mực, tạo niềm tin cho lớp hậu duệ... Ðảng viên hăng hái, quần chúng tích cực cho nên khi ban hành những chủ trương, chính sách mới hợp với lòng dân thì tất thảy đều hưởng ứng". Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo tiêu chuẩn quốc gia, xã Tùng Ảnh là một trong 12 đơn vị được tỉnh Hà Tĩnh chọn làm thí điểm. Chuyện xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí, đưa ra "cân, đong, đo, đếm" rồi trù liệu sức mình, xã nào cũng có những đặc thù riêng và khó khăn riêng. Tùng Ảnh cũng vậy, tuy dân trí cao, mức sống khá hơn so với nhiều làng khác nhưng nếu không phát huy được tính dân chủ thì mọi kế hoạch triển khai sẽ bị ngưng trệ... Muốn dân tin, trước hết cán bộ đảng ủy và chính quyền cấp xã phải được trưởng thôn tin. Bởi từ xưa tới nay ở Tùng Ảnh, ông trưởng thôn giúp việc đắc lực cho cán bộ xã "đến từng ngõ, gõ từng nhà". Nắm chắc thực lực, nắm chắc hoàn cảnh từng gia đình không ai sâu sát bằng trưởng thôn... Cấp ủy và chính quyền xã Tùng Ảnh đã xây dựng được tính quy hoạch tổng thể trong phát triển kinh tế và văn hóa xã hội khá khoa học... Sau khi quy hoạch được huyện Ðức Thọ thẩm định và phê duyệt, xã Tùng Ảnh bắt tay ngay vào thành lập ban chỉ đạo, ban xây dựng giám sát công trình, thành lập tổ xây dựng nông thôn mới ở các thôn. Có gì vui hơn, rôm rả hơn dưới ánh đèn nê-ông sáng dịu, bên bát nước chè xanh bốc khói, thôn nào cũng hăm hở họp bàn cụ thể từng  tiêu chí đặt vào hoàn cảnh cụ thể ở thôn mình. Cán bộ xã, cán bộ thôn lĩnh hội từng ý kiến đầy trách nhiệm, có kinh nghiệm rắn rỏi của người cao tuổi, có tư duy sáng tạo của lớp trẻ. Họ bàn về chương trình hành động nâng cao đời sống thu nhập cho dân cư trên địa bàn, tiêu chí xóa đói, giảm nghèo, chuyện quy mô trường lớp, chuyện an toàn vệ sinh môi trường rồi đến nâng cấp mở đường mới, xây dựng chợ mới... Tất cả mọi tiêu chí đều được đặt lên bàn cân, đều được tính toán chi tiết, sát đúng ở từng thôn một. Chủ tịch UBND xã Phan Tiến Dũng cho hay: "Ðối với Tùng Ảnh, chúng tôi không áp đặt theo ý kiến chủ quan mà mọi việc đều được dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Chẳng hạn làm một con mương thoát nước, làm sao để tiết kiệm được xi-măng, vật liệu, làm sao để công trình không bị nước thẩm lậu, để bảo đảm cung cấp đủ tới từng ruộng lúa? Rồi chuyện xây nhà văn hóa thôn nên đặt ở vị trí nào, các gia đình tự nguyện góp công, góp của bao nhiêu? Như anh biết đấy: quả cây chín mới hái ăn được, ý kiến của dân thật chín muồi chúng tôi mới làm được". Khi đã được dân đồng thuận, cán bộ cấp ủy, chính quyền xã tập trung chỉ đạo quyết liệt, việc gì dễ tranh thủ làm trước, cái gì khó làm sau... Xây dựng nông thôn mới để "đàng hoàng và to đẹp hơn" để "văn minh và hiện đại" hơn, tất nhiên phải đầu tư nhiều tiền, nhiều của... Nguồn thu ngân sách hằng năm ở địa phương đâu có nhiều, Tùng Ảnh biết kết hợp sức mạnh bằng ngoại lực, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, tỉnh, huyện, nguồn đóng góp của nhân dân, Tùng Ảnh còn được giúp đỡ tự nguyện của những đứa con xa quê...". Những cậu bé, cô bé con nhà nghèo ở làng Tùng Ảnh học giỏi bây giờ đã sớm trở thành những trí thức, những cán bộ cao cấp, những nhà doanh nghiệp giỏi. Khi nghe tin quê nhà đang mở cuộc cách mạng xây dựng nông thôn mới, họ đã nhờ gia đình chuyển tới thôn, tới xã những đồng tiền dành dụm được để tri ân với quê nhà... Hơn 12 tỷ đồng  của sự trợ giúp ấy cho mọi công trình xây dựng chuyển động về đích sớm hơn... Tôi đã có dịp đến nhiều xã để tiếp cận tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới, không ít xã phàn nàn phát sinh nhiều mâu thuẫn khi động đến tài sản của dân. Nhưng về Tùng Ảnh thấy chẳng có gia đình nào phàn nàn cả. Họ bảo với nhau rằng, đừng nghĩ đến những lợi ích nhỏ thiển cận mà quên mất lợi ích lớn lâu dài. Tôi đến thăm nhà ông Lê Mai, hỏi ông: "Ngoài tự nguyện hiến 120 m2 đất để cho thôn mở đường, bác còn phải chặt hạ 11 cây mít trong vườn, bác có thấy xót xa lắm không?". Ông Mai nở nụ cười vô tư và nói "Chú thấy đấy, Tùng Ảnh đất không dồi dào như dân miền núi, trồng được mít lưu niên để có quả ăn lại càng hiếm. Nhưng mở được đường rộng hơn, đẹp hơn gia đình tui sướng lắm rồi, kể chi mít với cam chú...". Bí thư Ðảng ủy Lê Tự Lập cho biết thêm "Không chỉ có bác Mai đâu, gia đình bà Xuân, ông Phúc và hàng chục gia đình khác cũng đều tự nguyện hiến hàng trăm mét vuông đất cả. Diện tích đất do người dân toàn xã hiến tặng thời gian qua đã lên tới hơn 6.300 m2 (trong đó 256 m2 đất ở, 2.552 m2 đất vườn và 3.556 m2 đất sản xuất nông nghiệp). Trong chuyện xây dựng nông thôn mới ở Tùng Ảnh, một điều khá thú vị khiến tôi ngạc nhiên, những gia đình bị thiệt thòi nhiều về tài sản như tháo dỡ cổng, đập bức tường... đều được mọi người trong thôn cùng góp tiền, góp công để xây dựng lại cho họ. Tấm lòng nhân văn ấy khiến sức mạnh cộng đồng dân cư càng thêm bền chặt.
Theo nhandan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 277


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 996878

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71224193