06:31 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Đức Thọ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đức Thọ phát triển sản phẩm chủ lực đồng bộ và chất lượng

Thứ ba - 29/04/2014 20:32
Chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp liên kết theo từng vùng sinh thái được Đức Thọ thực hiện gần một năm nay. Để “kích cầu” phong trào sản xuất, huyện đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây chính là cơ hội để huyện dẫn đầu về nông nghiệp này phát triển sản phẩm chủ lực một cách đồng bộ và ngày càng chất lượng…

 

Cùng với việc phân định 4 vùng sinh thái (vùng thượng - trà sơn, ven thị trấn, vùng lúa và vùng ngoài đê), Đức Thọ đã bố trí các loại cây, con phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, vùng tiểu khí hậu và thị trường của từng vùng. Vụ đông 2013 là vụ sản xuất đầu tiên huyện trọng điểm lúa “chạy thử” chủ trương mới mẻ này. Lần đầu tiên khái niệm “vùng” được tách bạch rõ ràng, tạo ra vùng sản xuất tập trung với hàng trăm ha ngô, rau cho năng suất, thu nhập cao; hình thành nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn.

Đức Thọ phát triển sản phẩm chủ lực đồng bộ và chất lượng
Nông dân Đức Lạng chăm sóc lạc xuân

Ông Nghiêm Sỹ Đông - Trưởng phòng Nông nghiệp Đức Thọ cho biết: “Chương trình liên kết sẽ chú trọng vào 6 sản phẩm chủ lực: lúa, lợn, bò, gà, rau và hươu. Mỗi sản phẩm sẽ gắn với từng địa phương, vùng, doanh nghiệp, HTX để tạo ra chuỗi sản phẩm, nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương theo hướng chuyên canh cao và bền vững. Năm nay, huyện đã ban hành hệ thống chính sách cho từng vùng, từng sản phẩm, và đây sẽ là “chiếc gậy” vững chắc để bà con yên tâm mở rộng quy mô sản xuất”.

Lúa luôn là thế mạnh của Đức Thọ từ trước tới nay. Mỗi năm, huyện lúa này có khoảng trên 10.200 ha lúa các loại, nhiều thương hiệu gạo đã tạo được uy tín trên thị trường như: P6, các loại lúa thơm. Năm nay, với sự ra đời và hoạt động hiệu quả của HTX thu mua và chế biến nông sản Đức Lâm (công suất 30 tấn/ngày) là cơ hội để bà con yên tâm đầu tư sản xuất gạo thương phẩm. Được biết, cả vùng trà sơn - thượng Đức Thọ và vùng lúa sẽ sản xuất ít nhất 4.000 ha lúa thương phẩm mỗi năm, chiếm gần ½ diện tích lúa toàn huyện. Trong khi đó, chiến lược mũi nhọn của nông nghiệp Đức Thọ đến năm 2020 là chăn nuôi.

Có lẽ, chưa bao giờ chăn nuôi được huyện “ưu ái” như bây giờ. Chính sách hỗ trợ xây dựng mới với mức cao nhất lên đến 80 triệu đồng cho mỗi trang trại nuôi gà, 50 triệu đồng/mô hình chăn nuôi bò và 120 triệu đồng/mô hình chăn nuôi lợn tập trung… Điều đáng nói, đi kèm với chính sách, định hướng phát triển luôn gắn với hình thức liên kết khép kín từ khâu giống đến tiêu thụ với doanh nghiệp.

Theo lời của Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Thọ Nghiêm Sỹ Đông thì, trong năm 2014, huyện sẽ xây dựng thêm 6 trang trại chăn nuôi lợn liên kết với Công ty thức ăn Chăn nuôi CP Thái Lan với quy mô từ 500- 1000 con/lứa và 10 trang trại chăn nuôi lợn liên kết với Công ty KS&TM Hà Tĩnh. Đó là chưa kể hàng chục HTX, tổ hợp tác chăn nuôi lần lượt ra đời nhờ “cú hích” chính sách của huyện. Anh Bùi Hồng Lĩnh, chủ trại chăn nuôi tổng hợp ở Đức An cho biết: “Theo chính sách, huyện sẽ hỗ trợ 50% hỗ trợ lãi suất những tổ hợp tác chăn nuôi bò. Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị thành lập tổ hợp tác chăn nuôi với quy mô 100 con bò, 1.000- 2.000 lợn thịt/lứa. Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, bà con nông dân có thêm động lực để vươn lên làm giàu”.

Xuôi về vùng rau Bùi Xá, ven thị trấn, có thể thấy cảnh bà con nông dân hối hả thu hoạch rau, ngô chuẩn bị cho buổi chợ sớm. Cả vùng rau, ngô chạy ngút ngàn, tít tắp, từ sau quy hoạch, rau vừa đa dạng hóa sản phẩm, vừa chuyên canh hóa ngày càng cao. Vốn là loại cây truyền thống, ngày nay thương hiệu rau Đức Thọ không chỉ phục vụ trong vùng mà còn mở thị trường ra tận TP. Vinh hay vào tận Vũng Áng. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất, huyện đã mạnh tay đầu tư cho sản xuất rau an toàn trong nhà lưới 200 triệu đồng/ha (tối đa không quá 300 triệu đồng/ mô hình). Định hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao ngày càng định hình rõ rệt trên mảnh đất nhiều tiềm năng này.

Có thể nhận thấy, huyện dẫn đầu về nông nghiệp này đang đi đúng hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp liên kết theo từng vùng sinh thái. Và đây là cách Đức Thọ phát triển sản phẩm chủ lực một cách đồng bộ và ngày càng chất lượng…

Đức Phú
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 369


Hôm nayHôm nay : 34291

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 510224

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70737539