18:44 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Đức Thọ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nét văn hóa ở làng khoa bảng và danh nhân nhiều đời

Chủ nhật - 28/07/2013 09:58
Kinh tế phát triển, các hình thái kiến trúc hiện đại đang lấn át mạnh mẽ, nhưng làng khoa bảng Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn gìn giữ được những nét văn hoá độc đáo của làng quê Việt Nam.
 
Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh nằm dọc theo sông La từ bến Tam Soa, làng Linh Cảm (nơi giao của hai công sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố tạo thành sông La) đến thị trấn Đức Thọ. Đây là mảnh đất nổi tiếng về khoa bảng và danh nhân nhiều đời.

Thời phong kiến có 24 người đỗ đại khoa Tiến sĩ trong tổng số 44 Tiến sĩ của huyện Đức Thọ. Người danh nhân thời xưa gồm có: Hoàng giáp Bùi Dương Lịch, hoàng giáp Bùi Thức Kiên, Thượng thư Phan Bá Đạt, Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng, Tổng bí thư Trần Phú, nhà văn Hoàng Ngọc Phách, Luật sư Phan Anh, Phan Văn Định (nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam) ...

Ngày nay cũng có rất nhiều người thành đạt như: Bộ trưởng Võ Hồng Phúc; Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến; Giáo sư Mai Trọng Nhuận (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội); Giáo sư Phạm Đức Dương (nhà văn hóa học, Đông Nam Á học hàng đầu Việt Nam); nữ Luật sư Ngô Bá Thành; Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động, Giáo sư, Tiến sĩ âm nhạc Trần Bạch Thu Hà (nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội)...

Tùng Ảnh đang thay da đổi thịt trên nhiều lĩnh vực, nhưng có một điều thú vị và đầy sức thu hút là không như nhiều nơi khi kinh tế phát triển, các hình thái kiến trúc hiện đại lấn át mạnh mẽ, thì ở làng khoa bảng này vẫn gìn giữ được những nét văn hoá độc đáo của làng quê Việt Nam.

Cổng làng khoa bảng Đông Thái, nét văn hóa xưa cũng chính là lời mời gọi từ xa mỗi khi đặt chân vào làng


Kinh tế phát triển, các hình thái kiến trúc hiện đại đang lấn át mạnh mẽ nhưng người dân Tùng Ảnh vẫn gìn giữ được những nét văn hoá độc đáo của làng quê Việt Nam.
Gia đình này chỉ giữ lại hai gốc cây giới lâu năm để làm cổng. Người dân địa phương cho biết, đây là cổng làm bằng cây đầu tiên tại làng Tùng Ảnh.
Gốc cây này cũng là nơi các cụ già trong xóm Châu Nội thường lui tới chuyện trò, hóng mát mỗi lúc rảnh rỗi
Người dân Làng Tùng Ảnh rất chịu khó "săn", trồng cây cảnh. Họ thường tranh thủ thời gian rảnh rỗi chăm tỉa để tạo nên những phong cảnh rất riêng, hài hoà và có sức thu hút
Ở thôn Châu Nội, nhiều gia đình không xây bờ rào bê tông mà trồng cây giới và cây chè mạn hảo, cắt tỉa công phu. Đây là nét độc đáo rất khó gặp ở các làng, xã ngày nay.

Hàng rào tự nhiên bằng tre trồng xen lẫn với cây chè mạn hảo, cây giới được cắt tỉa, gợi nhớ hình ảnh về thành luỹ chống giặc Pháp năm nào của Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng.
Người dân Tùng Ảnh rất thích thú dạo chơi qua những tuyến đường làng được tô thắm bởi những cây cảnh được chăm tỉa đẹp mê hồn

Cụ Nguyễn Huy Liệu bên bờ rào tự nhiên nhà mình, cụ cho biết: "Hàng rào này rất kín và mát, chỉ cần mỗi tháng cắt tỉa một lần. Con cháu tôi ở Hà Nội về thích lắm, thường đứng cạnh chụp ảnh"
Xu hướng lấp hồ làm nhà đang diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương nhưng ở Tùng Ảnh thì hoàn toàn ngược lại. Vẫn còn đó, một thoáng Mai Hồ!
 


Đến Tùng Ảnh - đất danh thắng - du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những dáng nét của hồn quê xưa còn lưu giữ nơi đây... Mong sao những nét quê ở Tùng Ảnh tiếp tục được giữ gìn để cho hôm nay và cho cả ngàn sau
 

Theo Dân Trí
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 335


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1342080

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74389051