01:52 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Khê


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lộc Yên và câu chuyện giao thông mùa mưa bão

Thứ tư - 30/10/2013 09:46
Với nhiều địa phương miền núi, mùa mưa lũ đồng nghĩa với không ít nỗi lo trong cuộc sống thường ngày, trong đó, giao thông đang là vấn đề nan giải tại các xã vùng sâu, vùng xa. Những bất cập, khó khăn, hạn chế trong phát huy nội lực để thực hiện tiêu chí giao thông cũng là một lực cản ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bà con nơi đây. Những thực tế ở xã Lộc Yên (Hương Khê) sau trận lũ vừa qua là một ví dụ.

 

Nếu như tại nhiều địa phương khác, việc bê tông hóa GTNT đã trở thành một phong trào rộng khắp với những con đường sạch sẽ, cao ráo thì ở xóm Trường Sơn, xã Lộc Yên thật hiếm hoi để có những con đường như vậy. Chắp nối từng khúc, vá víu từng đoạn, ưu tiên đầu tư những cung đường hẹp, trũng và nhiều nguy hiểm nhất trong mùa mưa lũ... là giải pháp tối ưu mà người dân ở đây phải chọn sau khi bàn bạc, hội ý về câu chuyện làm đường.

Lộc Yên và câu chuyện giao thông mùa mưa bão
Cầu chênh vênh

Khác với sự mạnh mẽ về nội lực sức dân tại nhiều địa phương khác trong tỉnh, người dân Trường Sơn với thu nhập bình quân chưa nổi 400 ngàn mỗi tháng, có chắt chiu, đo đếm mãi cũng chỉ gom góp được phần nào. May ra mới có một vài “mạnh thường quân” là cán bộ hưu trí... nhưng số tiền cũng chỉ khoảng vài triệu đồng. Ông Nguyễn Hồng Am - người đã trích lương hưu của mình để hỗ trợ làm đường, cho biết: Thương dân quá, đi lại khó khăn thì ủng hộ thêm nhưng không ăn thua, dân mình đang nghèo quá...

Xóm Trường Sơn có 106 hộ dân nhưng phần lớn đều rất khó khăn. Là vùng trũng, lại nằm cách biệt nhất trong toàn xã, bao nhiêu năm nay, người dân phải đối mặt với nhiều tổn thất nặng nề sau mỗi trận bão lũ, đặc biệt là đường GTNT. Chỉ làm một cái cống nhỏ nhưng lại là cả nỗ lực đóng góp dựng xây của bà con, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Lộc Yên và câu chuyện giao thông mùa mưa bão
Cống sụt lún

Đáng buồn hơn, theo Xóm trưởng Nguyễn Đình Phong thì năm nào cũng vậy, nước lũ lên, đoạn đường này sẽ chìm trong nước, kéo theo 26 hộ bị chia cắt hoàn toàn. Và cuối cùng là đường, cống lại sụt lún, hư hỏng nghiêm trọng, cản trở không nhỏ đến việc đi lại của bà con.

Sau khi hoàn thành việc sáp nhập thôn xóm, trong tổng số 14 xóm của Lộc Yên thì Trường Sơn và Hưng Yên là 2 xóm còn nhiều khó khăn nhất. Vào mùa mưa lũ, đây cũng là 2 vị trí gần như bị cô lập bởi sự cách trở và ngập lụt. Liên tục trong nhiều năm qua, giao thông đi lại đã trở thành nỗi lo, sự ám ảnh với người dân nơi đây. Có những con đường trước đây vốn là trục đường liên gia, vậy mà, sau trận lũ lịch sử 2010 và trận lũ vừa qua, nó đã sạt lở nghiêm trọng đến gần 200m. Hình hài con đường xưa dần đi vào dĩ vãng; trước mùa mưa lũ năm nay có đến 7 hộ dân sát mặt đường phải tính chuyện di chuyển chỗ ở nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.

Lộc Yên và câu chuyện giao thông mùa mưa bão
Đường mất dần vì sông lấn

Những con đường chật hẹp, lầy lội. Những chiếc cầu được xem là nơi duy nhất nối liền các vùng thấp lụt khó khăn với bên ngoài... thì bây giờ, chỉ sau một trận lũ nhỏ, chỉ còn lại vài mảnh cống tan hoang, vỡ vụn. Ngay cả chúng tôi, trong điều kiện thời tiết nắng ráo cũng lúng túng khi dò bước trên những vị trí này... Vậy mà, người dân Lộc Yên, nhất là học sinh vùng lũ đang hàng ngày phải đối diện với con đường như thế.

Vốn là địa phương được biết đến nhiều bởi những vườn cam trĩu quả, Lộc Yên đang tập trung để phát triển mạnh, biến cây cam thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương trong quá trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, đời sống của người dân nơi đây vẫn chưa được cải thiện. Giao thông cách trở, khó khăn cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc trao đổi, mua bán và kết nối thương hiệu cho cây cam Lộc Yên.

Lộc Yên và câu chuyện giao thông mùa mưa bão
Bà con xóm Trường Sơn đã phải chọn những nơi khó khăn, lầy lội nhất để làm đường bê tông

Ông Nguyễn Văn Lưu - người dân xã Lộc Yên cho rằng: Đường sá như thế, thương lái vào tận nơi mua cho mình là quý rồi vì vận chuyển được ra ga, về thành phố cũng không đơn giản nên bớt một vài giá, thậm chí 5 giá là chuyện thường... Vừa rồi hái về 2 xe cam đúng đợt lụt, không vận chuyển ra được, ăn mãi không hết, hư hỏng phải đổ...

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hưng – Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Yên cho biết: Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, đến thời điểm này, xã Lộc Yên mới chỉ khẳng định tính bền vững ở 2 tiêu chí là trường học và bưu điện văn hóa. Hơn 1.500 hộ dân nhưng sinh sống trải dài trên 11 km, lại bị ngăn cách bởi 3 con sông... nên việc phát huy nội lực để làm GTNT thực sự khó khăn. Để làm được một đoạn đường, với vùng xa như Lộc Yên, kinh phí và nguồn đóng góp của bà con sẽ rất nhiều, chứ không đơn thuần chỉ là chuyện góp công thêm của... Chính vì vậy, GTNT vẫn đang là một tiêu chí khó “gỡ” đối với Lộc Yên…

 
Thuận Huế
Nguồn baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 378

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 376


Hôm nayHôm nay : 25286

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 501219

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70728534