18:23 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Sơn


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Thứ tư - 18/12/2019 07:06
Trải qua thời gian “hụt hẫng” khi Cửa khẩu Cầu Treo không còn được hưởng những chính sách ưu đãi kéo theo các hoạt động thương mại - dịch vụ bị “đóng băng", người dân thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã trăn trở tìm hướng đi để ổn định cuộc sống.

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Bà Phan Thị Xuân (Tổ dân phố 6, thị trấn Tây Sơn) với mô hình chăn nuôi hươu và gà.

Thị trấn Tây Sơn có 4.269 người/1.188 hộ dân. Thời điểm khi Cửa khẩu Cầu Treo còn đang được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt, thị trấn có trên 500 hộ kinh doanh, buôn bán và gần 100 doanh nghiệp hoạt động, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài địa phương.

Thời điểm đó, có thu nhập khá, đời sống của người dân ở đây ổn định và khá thịnh vượng nhưng từ sau khi hoạt động thương mại, dịch vụ suy giảm, những lao động này rơi vào cảnh thất nghiệp. Kinh tế sa sút kéo theo cuộc sống của người dân bị xáo trộn, nhiều gia đình bế tắc, nợ nần không biết làm gì để mưu sinh.

Trước thực trạng đó, nhiều người dân đã tìm hướng đi mới.

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Để giúp người dân ổn định cuộc sống, chính quyền thị trấn Tây Sơn khuyến khích các hộ gia đình chuyển đổi từ buôn bán, kinh doanh sang chăn nuôi, trồng trọt...

Bà Phan Thị Xuân (56 tuổi, ở tổ dân phố (TDP) 6, thị trấn Tây Sơn) cho biết: “Trước đây, kinh tế gia đình tôi chủ yếu dựa vào việc đi buôn của chồng. Nhưng, mấy năm nay không còn buôn bán được nữa, vợ chồng tôi tập trung vào chăn nuôi. Ngoài ra, chồng tôi còn tranh thủ đi làm phụ hồ để có thêm thu nhập”.

Trước đây gia đình bà Xuân có truyền thống chăn nuôi hươu lấy lộc, nhưng đó chỉ là việc phụ với 1 - 2 con. Hiện nay, gia đình bà đã lấy nuôi hươu làm thu nhập chính với số lượng 15 con. Ngoài ra, bà còn nuôi thêm đàn gà hàng trăm con mỗi lứa. Tổng thu nhập của gia đình mỗi năm khoảng 120 triệu đồng. So với trước đây thì không cao bằng, nhưng nhờ chăn nuôi, cuộc sống gia đình bà Phan Thị Xuân được đảm bảo ổn định.

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Nuôi ong giúp ông Nguyễn Kim Tiến (TDP 6, thị trấn Tây Sơn) có thu nhập 135 triệu đồng/ năm.

Còn ông Nguyễn Kim Tiến (62 tuổi, ở TDP 6, thị trấn Tây Sơn) thì chuyển đổi sang nghề làm vườn và nuôi ong. Ông Tiến cho hay: “Hơn 1 năm qua, bên cạnh việc trồng 200 gốc cam và 100 gốc thanh long, tôi đầu tư nuôi 60 tổ ong. Năm vừa qua, đàn ong của tôi đã cho mỗi tổ 9 chai mật, mỗi chai giá 250 ngàn đồng. Tổng thu nhập từ đàn ong đưa về 135 triệu đồng mỗi năm”. Ông Tiến cũng cho biết, mật ong của cơ sở ông đã được chứng nhận chất lượng VietGAP.

Không chỉ chỉ bà Phan Thị Xuân, ông Nguyễn Kim Tiến, nhiều hộ gia đình khác ở thị trấn Tây Sơn đã chuyển đổi nghề từ kinh doanh, buôn bán sang chăn nuôi, làm vườn, trồng rừng… và đã có những thành công bước đầu, tạo dựng sự ổn định cho cuộc sống. Như mô hình chăn nuôi, làm vườn của chị Trần Thị Minh (TDP 6), mô hình trồng rừng của ông Nguyễn Văn Bát (TDP 5)…

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Trung tâm thương mại Tây Sơn vắng vẻ dù thời điểm này đã cận tết.

Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều hộ khác trên địa bàn thị trấn Tây Sơn gặp khó trong việc tìm hướng đi để ổn định cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Thủy (46 tuổi, ở TDP 7, thị trấn Tây Sơn) đang kinh doanh một cửa hàng quần áo tại Trung tâm Thương mại Tây Sơn chia sẻ: “Trước đây, cửa hàng quần áo của tôi mỗi ngày thu nhập 500 ngàn đồng, nhưng nay cả ngày khách vắng hoe, kiếm 50 ngàn mua gạo cũng khó. Đi xuất khẩu lao động thì đã quá tuổi, chuyển sang làm vườn, chăn nuôi thì không có đất. Quả thật, chúng tôi không biết làm gì”.

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Dù chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến tết âm lịch nhưng cửa hàng quần áo của chị Nguyễn Thị Thủy ở Trung tâm Thương mại Tây Sơn vẫn ế ẩm, vắng khách.

Không chỉ chị Thủy mà nhiều hộ kinh doanh khác ở thị trấn Tây Sơn cũng rơi vào cảnh “tiến thoái, lưỡng nan” như anh Nguyễn Thanh Bình (TDP 3), chị Nguyễn Thị Lan (TDP 4)…

Trước đây, họ đều là những hộ gia đình tập trung vào kinh doanh buôn bán. Hiện, diện tích vườn ở chỉ có khoảng 200m2 nên việc chuyển đổi nghề rất khó, nếu không có những chính sách thay đổi.

“Tuy là một thị trấn miền núi có lợi thế về trồng trọt, chăn nuôi nhưng Tây Sơn có diện tích rất nhỏ, chỉ 420 ha. Trước những khó khăn hiện nay, dù chính quyền thị trấn đã có những sự chỉ đạo và khuyến khích người dân chuyển đổi nghề nhưng việc thực hiện rất khó. Thị trấn đang đề nghị với UBND huyện, tỉnh về việc mở rộng địa giới cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông để tạo điều kiện cho người dân có điều kiện sản xuất, ổn định đời sống” - Chủ tịch UBND thị trấn Tây Sơn Nguyễn Kim Hảo cho hay.

Theo Thiên Vỹ - Đình Nhất/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 469

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 468


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 675036

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70902351