21:17 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Sơn


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hương Sơn tìm cách nâng thu nhập

Thứ ba - 07/05/2013 23:35
Xác định mục tiêu Chương trình xây dựng NTM là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân nên hơn 2 năm qua huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tập trung khuyến khích các hộ dân nâng cao hiệu quả kinh tế bằng sản xuất, chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Đến nay toàn huyện có 325 mô hình cho thu nhập ổn định từ 100 triệu đồng/năm.

Hương Sơn tuy là huyện miền núi vùng sâu vùng xa của tỉnh Hà Tĩnh nhưng đây lại là địa phương có lợi thế rất lớn về chăn nuôi. Trong đó, 2 vật nuôi nổi bật là hươu sao và lợn.

Đến thăm trang trại của gia đình anh Phan Văn Luật, xóm Lâm Đồng, xã Sơn Lâm đúng lúc anh cho đàn hươu ăn. Nhìn đàn hươu hơn 50 con béo mộng đang chăm chú gặm cỏ có thể khẳng định đàn hươu đã mang lại thu nhập cho gia đình anh lớn đến mức nào.


Hươu sao đang là con nuôi chủ lực mang lại thu nhập lớn cho nông dân Hương Sơn

Anh Luật tâm sự, đầu năm 2011 thông qua chính sách vay vốn chăn nuôi của Chương trình NTM cộng với tiền tích góp được, vợ chồng anh mạnh dạn đầu tư, xây dựng chuồng trại, mua 50 con hươu giống (28 con đực, 22 con cái) về nuôi. Sau hơn một năm chăm sóc, đến nay gia đình anh thu hoạch được 18 kg nhung, bán với giá bình quân 12 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh còn lãi ròng trên 210 triệu đồng. Bên cạnh phát triển chăn nuôi hươu lấy nhung, anh Luật còn cung cấp hươu giống cho các hộ dân trên địa bàn xã Sơn Lâm và các xã lân cận.

“Chăn nuôi hươu rất dễ bởi thức ăn của chúng chủ yếu là lá rừng, cây chuối và cỏ VA06, hươu sao cũng rất ít khi bị dịch bệnh và cho thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với chăn nuôi các con nuôi khác”, anh Luật nói.

Ngoài mô hình của hộ anh Luật, còn có mô hình trồng cam kết hợp chăn nuôi bò của hộ anh Ngô Xuân Linh, xã Sơn Mai cho thu nhập bình quân 5 tỷ đồng/năm; mô hình chăn nuôi lợn tập trung của ông Lê Trường Sơn thu nhập hơn 1 tỷ/năm; mô hình chăn nuôi lợn, hươu sao của bà Trần Thị Linh đạt 500 triệu/năm…

Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Duy Trinh cho biết: “Thành công của việc nhân rộng mô hình sản xuất, chăn nuôi đã khẳng định được tính đúng đắn của một chủ trương lớn. Đây sẽ là động lực mở ra hướng đi mới, bền vững để huyện thực hiện thành công Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trong tiến trình xây dựng NTM”.

Theo ông Trinh, sau khi xây dựng lộ trình xây dựng NTM, huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa chủ lực từ 2012-2015 và định hướng 2020. Trong đó, chú trọng chăn nuôi lợn, hươu sao và bò Zê bu… Và để hỗ trợ kịp thời cho các xã, thôn, hộ dân xây dựng, nhân rộng các mô hình, ngoài chính sách của tỉnh, huyện đã kịp thời ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích như, tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa; đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu phục vụ chăn nuôi; vận động bà con dồn điền đổi thửa, tham gia các mô hình HTX nông nghiệp, thực hiện tốt liên kết 4 nhà trong phát triển sản xuất...

 

Trong 2 năm xây dựng NTM, Hương Sơn đã huy động được trên 405 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã 67,47 tỷ đồng; lồng ghép hơn 140 tỷ; vốn tín dụng, doanh nghiệp 50,04 tỷ đồng; người dân đóng góp hơn 147 tỷ đồng .

 

Theo thống kê, đến thời điểm này các hộ sản xuất trên địa bàn Hương Sơn được hỗ trợ trực tiếp gần 3,4 tỷ đồng và tổng số dư nợ hỗ trợ lãi suất cho vay của tỉnh, huyện đạt hơn 60 tỷ đồng.

Toàn huyện Hương Sơn hiện có 325 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm; trong đó có trên 70 mô hình chăn nuôi lợn tập trung quy mô trên 500 con; 125 mô hình chăn nuôi hươu sao, quy mô trên 10 con; 33 mô hình trồng cây ăn quả đặc sản như cam bù, chanh, bưởi ngọt…

Có thể nói, việc đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại thời gian qua ở Hương Sơn đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn trên địa bàn, từng bước tạo tiền đề vững chắc để Hương Sơn nhanh chóng hoàn thành Chương trình xây dựng NTM theo lộ trình đề ra.

Anh Bình
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 332


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1001863

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71229178