07:34 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuẩn bị vườn cam sành nghịch vụ

Thứ ba - 31/07/2012 05:01
Cây cam sành ở nước ta được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ…

Để việc sản xuất đạt hiệu quả hơn người làm vườn cần chú ý các khâu như chọn giống, trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh chính và nhất là biết cách chăm sóc điều khiển cây cam sành ra hoa, kết trái nghịch vụ nhằm thu lợi nhuận cao.

Lưu ý chọn giống tốt để tránh nhiều bệnh nguy hiểm thường gặp trên cam sành.

 

Chọn giống: Cam sành có chu kỳ kinh doanh lâu dài và có những bệnh nghiêm trọng có thể lưu truyền từ cây giống làm cho hiệu quả sản xuất kém nên nhà vườn khi quyết định trồng giống gì cần tham khảo tư vấn từ các nhà chuyên môn có kinh nghiệm và chọn mua cây giống sạch bệnh từ các trung tâm, viện nghiên cứu… có uy tín để phòng tránh bệnh hại. Cần chuẩn bị đất, lên liếp, bón phân từng hố và trồng cây con đúng kỹ thuật.

 

Chăm sóc tưới nước thường xuyên kết hợp xới xáo cho cây phát triển tốt. Vườn mới trồng nên kết hợp trồng xen các cây họ đậu, cây ngắn ngày, rau… cho thêm thu nhập và sử dụng đất hiệu quả hơn.

 

Bón phân hàng năm tùy theo tuổi cây. Từ 1 - 3 năm: Phân chuồng (hữu cơ) 5 - 7kg + 0,2 - 0,3kg urea + 0,5 - 0,7kg super lân + 0,2kg kcl. Từ 4 - 6 tuổi: 7 - 10kg phân chuồng + 0,5 - 0,6kg urea + 0,8 - 1,2kg super lân + 0,3kg kcl. Từ 7 - 8 năm trở đi: 10 - 15kg phân chuồng + 0,8 - 1kg urea + 1,2 - 1,5kg super lân + 0,5kg kcl.

 

Thời gian bón chia làm 4 đợt trong năm. Cách bón: Bón quanh tán cây theo vành mép tán bằng cách đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Trộn đều các loại phân xong cho vào rãnh lấp kín đất, ủ rơm giữ ẩm và tưới nước ngay cho phân ngấm vào đất. Phòng trừ sâu bệnh chính: Rầy chổng cánh là đối tượng sâu quan trọng truyền bệnh vàng lá greening cho cam sành.

 

Để trừ rầy dùng các loại thuốc Bassa, Applaud, Mipcin phun các đợt lộc của cây từ 1 - 2 lần khi cần thiết. Đối với các rầy rệp mềm, rệp sáp, sâu vẽ bùa… theo kinh nghiệm, khi cam sành ra đọt non sử dụng nước rửa chén Sunlight pha 200ml/bình 16 lít nước, xịt trừ rất có hiệu quả lại rẻ tiền, không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại đến các loài thiên địch có ích.

 

(còn tiếp)

 

Theo Tư vấn nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 33821

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 897845

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72580554