12:22 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đất vàng Yên Phú

Chủ nhật - 07/04/2013 07:34
TQĐT - Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý là chuyện lâu nay được nhiều địa phương nghiên cứu, tìm tòi và từng bước áp dụng. Từ chuyển đổi, nếu thành công sẽ hình thành một vùng chuyên canh hàng hóa đặc trưng, vừa tạo thương hiệu cho địa phương, vừa nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Riêng ở Yên Phú (Hàm Yên), chính quyền xã và bà con nông dân đã và đang từng bước “biến đất thành vàng”, vươn vai trở thành làng triệu phú.

“Một vốn bốn lời”

Ít có nơi nào ở Hàm Yên, tính “nhanh nhạy thị trường” của nông dân được đẩy lên cao như ở Yên Phú. Là xã có lợi thế nằm bám Quốc lộ 2, tuyến đường huyết mạch nối với Hà Giang, nên việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm ở Yên Phú không phải là chuyện khó.

 


Chanh bốn mùa ở xã Yên Phú cho năng suất 1,5 tạ quả/cây.

Nổi lên đầu tiên ở đây là chuyện nuôi nhím. Đã từng có thời kỳ ở Yên Phú, nhà nhà nuôi nhím, người người nuôi nhím, việc thu lãi cả chục triệu đồng/tháng đã trở thành chuyện bình thường. Thời điểm rộ nhất (những năm 2009 - 2010) xã có trên 60 hộ nuôi nhím đạt mức thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Nhiều hộ gia đình như anh Dương Thế Công, nhờ phát triển mô hình nuôi nhím và cá, đã đạt thu nhập hơn 800 triệu đồng/năm; hộ ông Trần Văn Phương cũng là một trong những gia đình có trên 20 con nhím sinh sản. Những năm 2009 - 2010 là thời điểm “sốt” nhím ở đỉnh điểm. Một con nhím mẹ mới đẻ, chưa cần rao bán đã có người đến nhận, đặt tiền giữ chân. Nếu con nhím đó đẻ được con cái, thì cầm chắc lợi thu về vài chục triệu đồng. 

Vài ba năm trở lại đây, khi chuyện nuôi nhím “nguội” đi, Yên Phú vẫn nổi tiếng là mảnh đất năng động nhất, nhì của Hàm Yên khi trở thành “thủ phủ” của các loại quả như phật thủ, táo, thanh long, chanh bốn mùa... Theo ông Tạ Quang Học, Thường trực Đảng ủy xã Yên Phú, diện tích cây phật thủ tại Yên Phú hiện duy trì đều trên 20 ha, trong đó tập trung nhiều nhất ở các thôn Minh Phú, Thống Nhất. Cái hay của trồng và chăm sóc phật thủ là người nông dân không mất nhiều thời gian, công sức. Việc theo dõi quá trình sinh trưởng của phật thủ cũng giống như việc người ta trồng một cây cau nhưng giá trị kinh tế nó mang lại thì… ngất ngưởng. Riêng thôn 4 Minh Phú có 80 hộ dân thì toàn bộ số hộ này đều có ít nhất 1-2 sào đất trồng phật thủ. Phật thủ cho quả quanh năm, nhưng vụ chính là từ tháng 11 âm lịch đến Tết Nguyên đán. Riêng trong thời điểm chính vụ, giá phật thủ bán tại vườn là 50 nghìn đồng/kg quả không chọn lọc, những quả đã chọn lọc giá có khi lên đến vài triệu đồng. Những quả có giá cao thường phải đáp ứng được các tiêu chí: Nhiều tay, tay tỏa đều, rộng; quả bóng, đẹp, không bị sâu. Vì thế mỗi mùa quả, người trồng phật thủ phải bám ruộng thường xuyên, phun thuốc trừ nhện liên tục. 

Anh Nguyễn Văn Hòa, thôn 4 Minh Phú cho biết, gia đình anh có 3 sào đất trồng phật thủ. Năm 2011, năm đầu tiên gia đình anh trồng đã cho thu lãi 200 triệu đồng, gấp hơn 10 lần so với trồng lúa. Ngoài bán quả trong những dịp lễ, tết, người Yên Phú bán cành chiết cho những nơi có nhu cầu, giá 25 nghìn đồng/cành. Ông Tạ Quang Học cho biết, nhà ông có 7 sào đất trồng phật thủ, năm 2012 thu trên 120 triệu đồng, riêng 1 tháng trước Tết Nguyên đán Qúy Tỵ thu lãi 10 triệu đồng. Trong khi vốn đầu tư không đáng kể, chỉ khoảng 2 triệu đồng cho tiền phân bón NPK và ít thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ nhện!

Đặc biệt, chuyện làm giàu ở Yên Phú đều có một công thức chung: Vốn bỏ ra cho cây con giống chỉ một, nhưng thu lãi thì gấp cả chục lần. Như trồng phật thủ, người nông dân chỉ phải đầu tư chưa đến 2 triệu đồng tiền vốn để mua cây con và phân bón, nhưng thu lãi thì hơn 10 lần so với trồng lúa. Nhờ thế, từ 1-2 hộ gia đình làm mô hình kinh tế cho thu nhập cao đầu tiên đã nhanh chóng được bà con học hỏi và nhân rộng. Nhân rộng mô hình Yên Phú hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa cho thu nhập cao như trồng táo (trên 10 ha), trồng thanh long (trên 20 ha), trồng phật thủ (trên 20 ha)… Những cây này chủ yếu được trồng tận dụng trên các loại đất ruộng một vụ lúa, đất ven sông, đất đồi. 

Anh Vũ Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho biết, so với những địa bàn khác trong huyện, Yên Phú có nhiều lợi thế hơn để phát triển như xã bám Quốc lộ 2, lại có điểm du lịch Động Tiên nổi tiếng trong và ngoài tỉnh nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có nhiều thuận lợi, tiêu thụ sản phẩm nông sản cũng không gặp nhiều trở ngại. Thêm một lợi thế nữa là người nông dân Yên Phú khá nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường. Vì thế, trong định hướng phát triển kinh tế, xã khuyến khích bà con chủ động tìm những loại cây phù hợp với đồng đất địa phương, cho thu nhập ổn định và đặc biệt khi trồng không lấn vào diện tích đất trồng lúa nước. Tuy nhiên, hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Yên Phú vẫn chỉ tập trung ở các thôn 1, thôn 3 Minh Phú, thôn Thống Nhất, thôn Chiềng - những thôn có lợi thế về đường giao thông; 4 thôn vẫn thuộc chương trình 135 của xã là thôn 1, thôn 2, thôn 3 Yên Lập, thôn 8 Minh Phú lại chưa xây dựng được mô hình nào hiệu quả do đặc thù về chất đất, thị trường tiêu thụ và cả tư duy sản xuất của các hộ dân khu vực này. 

Được biết thời gian tới đây, xã Yên Phú tiếp tục nhân rộng các mô hình này theo hướng duy trì diện tích tại các thôn hiện có, đồng thời cùng với các hộ ở các thôn thuộc chương trình 135 đến học hỏi, từ đó có thể tạo thành một thương hiệu riêng của Yên Phú, trở thành địa chỉ tin cậy cho những nông dân có trí làm giàu.

 

Bài, ảnh: Hải Lâm
theo baotuyenquang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 560888

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70788203