06:27 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá lồng, nghề thoát nghèo của ngư dân Hải Lăng

Thứ hai - 08/10/2012 04:07
Nhằm giúp nhân dân vùng sông nước ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo, năm 2008, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá lồng trên sông. Từ hiệu quả bước đầu, đến nay, toàn huyện đã có 120 lồng nuôi cá, trở thành nghề thoát nghèo cho nhiều hộ dân.

Nhiều hộ ở thôn Văn Trị (Hải Tân) đã xây được nhà 2 tầng nhờ nuôi cá lồng trên sông.

Cũng như các hộ khác trong thôn Văn Trị (xã Hải Tân), gia đình ông Lê Văn Đằng có 3 đời sống bằng nghề chài lưới trên sông Ô Giang. Cuộc sống của 5 người phụ thuộc chủ yếu vào số thủy sản đánh bắt được hàng ngày, do vậy, đói nghèo luôn bám riết gia đình ông. Tới năm 2008, sau khi tham gia thực hiện mô hình nuôi cá lồng trên sông thì cuộc sống của gia đình ông thay đổi hẳn. Mỗi vụ ông nuôi 200 con cá trắm cỏ, 350 con cá chình cùng hàng ngàn con cá rô phi…, thu nhập 50 - 70 triệu đồng/năm.

“Chừ ri là không lo đói nữa, nhờ nuôi cá lồng trên sông mà cả nhà tui đã vượt qua đói nghèo. Lúc đầu, khi nghe lãnh đạo xã và cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng vận động nuôi cá lồng, bà con chúng tui vẫn nghi ngờ lắm, sông nước mênh mông, lại lũ lụt liên miên thì răng mà nuôi được? Rứa mà chừ thì khác, hiệu quả lắm chú ơi. Nuôi cá lồng không tốn diện tích đất đào ao, chỉ cần làm lồng thật tốt là được, lũ lụt gì cũng không sợ trôi”, ông Đằng vui vẻ khoe.

Hải Tân hiện có gần 80 lồng nuôi cá trên sông; hơn 100 hộ chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy sản đã thoát được cảnh nghèo khó nhờ nuôi cá lồng. Đặc biệt, mô hình này còn góp phần giúp bà con giảm dần việc dùng xung điện để đánh bắt cá, qua đó bảo vệ được nguồn lợi thủy sản và môi trường.

Ông Bùi Văn Giang, Phó chủ tịch UBND xã Hải Tân cho biết: “Đối với xã có nhiều sông như Hải Tân thì việc phát triển mô hình nuôi cá lồng là rất thích hợp, bất cứ gia đình nào cũng làm được bởi không tốn nhiều chi phí cũng như công lao động, chỉ cần cho cá ăn theo đúng hướng dẫn là hiệu quả rồi”.

Theo thống kê, toàn huyện Hải Lăng có 120 lồng nuôi cá. Ông Đào Văn Trẫm, cán bộ phụ trách thuỷ sản Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Với những kết quả đạt được, chúng tôi đang tiếp tục vận động bà con ở vùng sông nước phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông. Theo đó, chúng tôi sẽ tham mưu với UBND huyện để có chính sách hỗ trợ cho nhân dân, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách nuôi cũng như phòng ngừa dịch bệnh cho cá để mô hình đạt hiệu quả cao nhất”.

Gia Thi
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 556

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 554


Hôm nayHôm nay : 41188

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 794729

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64780673