Đến xã Thiên Lộc (Can Lộc) hôm nay, người ta ngỡ như bước vào một khu phố mới không chỉ bởi sự khang trang, hiện đại từ hệ thống cơ sở hạ tầng của một xã điểm nông thôn mới mà còn bởi nét văn hóa từ hành vi phân loại rác thải và ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây.
Là người trồng thanh long ruột đỏ đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa, đến nay ông Vũ Ngọc Tuấn, khu 6, phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn đã có hơn 1.000 gốc thanh long ruột đỏ, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Bắt đầu từ 1/11, trên địa bàn 4 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình sẽ thành lập các điểm bán rau an toàn (RAT) của TP, trong đó có các điểm bán rau lưu động tại các chung cư, khu tập thể... Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu tại cuộc họp về tiêu thụ rau, củ, quả vào trung tâm TP sáng 11/10.
Xuất phát từ mục đích tận dụng tốt nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nâng giá trị khai thác biển, được sự hỗ trợ của đề án khuyến công Quốc gia, Sở Công thương và chính quyền địa phương, DNTN Ngọc Tuấn, thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã xây dựng thành công mô hình sản xuất bột cá và cá khô, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Với ưu điểm gạo ngon, khả năng kháng chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, dễ chăm sóc..., các giống lúa thuần đang chiếm ưu thế và được tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh phát triển phục vụ cho các mô hình cánh đồng mẫu lớn.
rung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Kiên Giang đang triển khai mô hình nuôi thử nghiệm cá trê Phú Quốc (còn gọi là cá chình suối Phú Quốc) ở các huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, An Biên, Tân Hiệp, Kiên Lương, Phú Quốc và TP. Rạch Giá.
Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo (Gia Bình - Bắc Ninh) phải chịu thiệt hại lớn do dịch tai xanh và dịch cúm gây ra thì gia đình ông Trần Danh Trưởng vẫn thu về hàng chục triệu đồng từ nuôi dê lai Bách Thảo.
Những năm gần đây, kinh tế xã Thanh Vân (Quản Bạ - Hà Giang) có bước phát triển mang tính đột phá nhờ chăn nuôi gia súc hàng hoá gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ.
Huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) rất sáng tạo trong SX nông nghiệp, hình thành lên nhiều mô hình phát triển theo hướng trang trại- gia trại có thu nhập cao, đời sống người dân không ngừng được cải thiện.
Ngoài hoa đẹp, sen còn mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể. Nhiều hộ trồng sen không chỉ thoát nghèo mà còn thu nhập cao. Trường hợp anh Huỳnh Văn Lạc (Ba Lạc) ở ấp 4, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) là một điển hình, nhưng không phải cá biệt.
Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" (CĐML) được triển khai tại ĐBSCL đến nay gần 2 năm với diện tích, số lượng nông dân, doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều. Bước đầu, kết quả rất khả quan: Nông dân giảm được giá thành sản xuất, năng suất cao; thu lợi nhuận tối đa; doanh nghiệp thu sản lượng lúa lớn, chất lượng cao, bán được giá... Tuy nhiên, thực tế triển khai càng đại trà, quy mô lớn tại ĐBSCL thì bất cập, vướng mắc phát sinh làm giảm hiệu quả của mô hình được xem là ưu việt nhất của nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo hiện nay...
Nhằm giúp nhân dân vùng sông nước ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo, năm 2008, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá lồng trên sông. Từ hiệu quả bước đầu, đến nay, toàn huyện đã có 120 lồng nuôi cá, trở thành nghề thoát nghèo cho nhiều hộ dân.
Từ sự phát hiện tình cờ của nông dân, mô hình kết hợp tôm - lúa đang được nhiều địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) áp dụng. Và thực tế đã chứng minh, đây là lựa chọn hợp lý cho ĐBSCL trong “cuộc chiến” ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Thực hiện chiến lược phát triển nông, lâm, nghiệp, thuỷ lợi và thuỷ sản của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020, trong 2 năm (2011 - 2012), tỉnh Quảng Ninh đã triển khai hơn 80 mô hình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, có tính xã hội cao, bước đầu đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân trong tỉnh.
Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng mô hình tổ hợp tác và áp dụng kỹ thuật trong sản xuất muối sạch tại thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy.
Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích đất, mặt nước, tăng giá trị trên đơn vị/diện tích; Sau khi thu hoạch tôm nuôi vụ 1, trại nuôi tôm trên cát Cẩm Hoà, Cẩm Xuyên do anh Nguyễn Hữu Vang làm chủ đã tiếp tục triển khai nuôi vụ 2 và nhờ sự mạnh dạn đầu tư, tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật nuôi nên trại đã thu hoạch thắng lợi tôm nuôi vụ 2 với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha.
Mưa lũ, ngập nhà, trôi tài sản… không còn là hình ảnh xa lạ với cả nước mỗi khi mùa mưa bão đổ về khúc ruột miền Trung. Tuy nhiên, hiện nay, để thích ứng với sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra, bên cạnh sự nỗ lực của người dân, chính quyền một số địa phương đã có sự quy hoạch sáng tạo, giúp người dân “sống chung với lũ”. Hà Tĩnh là một trong những địa phương ở miền Trung đang đi đầu trong lĩnh vực này. Tại đây, các công trình: Trạm xá, trường học, đường giao thông…và ngay cả nhà ở của người dân ở những xã thường xuyên bị ngập lụt mỗi khi mưa bão đến cũng đang được quy hoạch, xây dựng phù hợp để sẵn sàng “vượt lũ”.
Thực hiện chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) SX hàng hóa, tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch 700 ha ở 7 xã thuộc huyện Yên Khánh để trồng giống lúa thuần QR1. Chỉ qua hai vụ, diện tích CĐML đã tăng gấp đôi, thành 1.400 ha. Việc gieo cấy đồng trà trên diện tích rộng đã giảm chi phí SX, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 4-5 triệu đồng/ha…
Từ lâu, người ta thường nghe nói đến chuyện đi chăn trâu, chăn bò… nhưng chưa bao giờ nhắc đến chuyện chăn ong. Thế nhưng, ở Quảng Trị chăn ong đã trở thành nghề. Nghề "chăn ong" đang gây sự chú ý đặc biệt bởi sự mới lạ và đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng lớn.