23:32 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghiệp Hà Tĩnh: Trong cái khó đã ló cái khôn!

Thứ hai - 14/01/2013 19:07
Có thể nói, năm 2012 là năm đầy khó khăn chung của nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế, tuy vậy tổng giá trị sản xuất CN-TTCN của Hà Tĩnh vẫn đạt hơn 8.513 tỷ đồng và tăng 24,59% so với cùng kỳ. Công nghiệp tăng trưởng khá, kinh tế Hà Tĩnh theo đó cũng chuyển dần từ kinh tế thuần nông theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

 

Trên công trường Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
Nhà mày nhiệt điện Vũng Áng I đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh trong năm 2013

Bước vào năm 2012, ngành Công thương Hà Tĩnh phải triển khai nhiệm vụ trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước diền biến phức tạp, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế thấp so với dự báo đầu năm. Bối cảnh này đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế xã hội trên địa bàn. Bên cạng đó, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã làm cho sức mua nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn…

Bối cảnh trên đặt ra những thách thức lớn trong lựa chọn chính sách và điều hành kế hoạch phát triển của ngành năm 2012. Trước tình hình này, ngành Công thương hà Tĩnh đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và xác định chiến lược phát triển ngành trong năm 2012 cũng như những năm tới là tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH, tầng bước tạo nền tảng hình thành một nền Công nghiệp hiện đại làm đầu tầu cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Từ những chiến lược này, ngành tham mưu cho UBND tỉnh chủ động huy động mọi nguồn lực, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm đưa nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển Công nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 12%.

Mặt khác, ngành Công thương Hà Tĩnh còn tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các thành phần liên quan nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh hàng hóa, sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; tiếp tục mời gọi đầu tư, lấp đầy các doanh nghiệp trong các Khu kinh tế, Cụm Công nghiệp, nâng cao năng lực và quy mô sản xuất, xác định ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để đi lên và tạo ra những bước tiến nhảy vọt, tăng cường xút tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

Bên cạnh những chiến lược trên, ngành Công thương Hà Tĩnh còn chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan như Kế hoạch Đầu tư, Tài nguyên Môi trường, Thuế… rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển CN của tỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới. Một nhiệm vụ quan trọng nữa là ngành đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa ở các cấp chính quyền. Ngoài ra, ngành khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nhất là những sản phẩm thế mạnh của tỉnh như chế biến gỗ, chế biến hải sản xuất khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng và khoáng sản.

Bên cạnh đó, ngành công thương Hà Tĩnh tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đăng ký thương hiệu hàng hóa, đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư thương mại, tìm kiếm đối tác đầu tư mới, thị trường mới; cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, thành lập các hội, hiệp hội ngành nghề, tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh. Một vấn đề khá quan trọng quyết định đến những thành công cho CN Hà Tĩnh thời gian quan đó là ngành đã coi trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh, đào tạo công nhân có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp.

Cùng với đó, ngành tham mưu cho các cấp ngành liên quan quy hoạch thành lập các khu, cụm kinh tế, làng nghề tập trung. Đến nay trên địa bàn Hà Tĩnh đã có 19 cụm Công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết trên tổng số 22 cụm trong qui hoạch chung, với tổng diện tích trên 400 ha. Qua đó đã có gần 100 dự án đăng ký vào các cụm với tổng mức đầu tư khoảng 2 ngàn tỷ đồng. Trong đó, có trên 100 dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, hiện còn có nhiều dự án đang trong quá trình san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng với tổng vốn đăng ký nhiều trăm tỷ đồng sẽ đi vào hoạt động trong nay mai.

Hệ quả tất yếu của những động thái tích cực này là kết thúc năm 2012 tuy kinh tế khó khăn nhưng Công nghiệp Hà Tĩnh vẫn tăng trưởng khá ổn định. Trong đó, giá trị sản xuất Công nghiệp đạt 8.513,99 tỷ đồng, tăng 24,59% so cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 24.469,6 tỷ đồng, đạt 108,26% kế hoạch năm, tăng 29,99% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt trên 86 triệu USD, tăng 1,7% so với năm 2011.

Dù còn nhiều khó khăn, song năm 2013, Công nghiệp Hà Tĩnh hứa hẹn sẽ có những thành công mới bởi khi Chính phủ thực hiện chủ trương và giải pháp điều hành giảm lãi suất tín dụng phù hợp với mức lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn lãi suất hợp lý, ưu tiên vốn tín dụng cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh... Đó sẽ là những trợ lực cần thiết cho Công nghiệp Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung vượt qua khó khăn mang về những thành công hơn nữa trong thời gian tới./.

Đình Trung
Theo baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kinh tế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 366


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1009302

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71236617