07:49 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Can Lộc tái cơ cấu nông nghiệp: Trăn trở từ vùng sản xuất lúa

Thứ ba - 13/09/2016 21:24
Can Lộc - vùng đất khí hậu khá ôn hòa, thuận lợi về vị trí địa lý, giao thương, là địa phương đi đầu trong chuyển đổi ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu lúa vụ xuân của toàn tỉnh.

Sớm mở đường phát triển nền nông nghiệp hàng hóa cho các địa phương trọng điểm lúa, tuy nhiên, để đi đến thành công trên con đường tái cơ cấu ở vùng sản xuất truyền thống này, Can Lộc vẫn còn không ít băn khoăn, trăn trở.

Sớm xây nền móng

Đến bây giờ, ông Bùi Đức Hạnh - nguyên Bí thư Huyện ủy Can Lộc vẫn rất tự hào khi nhắc đến những bước đi chiến lược của nông nghiệp Can Lộc từ hàng chục năm trước. Năm 2001, khi toàn tỉnh bắt đầu công cuộc chuyển đổi ruộng đất đầy mới mẻ, thì Can Lộc đã bước vào giai đoạn 2 của chặng đường này.

Nhờ chuyển đổi ruộng đất sớm và khá thành công, Can Lộc đã hình thành nên những cánh đồng rộng lớn; bờ vùng, bờ thửa rộng rãi, tạo nền tảng thúc đẩy nhanh việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Cùng với những chính sách kịp thời trong kích cầu nông dân sắm những “con trâu sắt” trên đồng ruộng, đến thời điểm này, toàn huyện có 78 máy gặt đập liên hợp, trên 400 máy làm đất, cơ bản đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch lúa.

can loc tai co cau nong nghiep tran tro tu vung san xuat lua

Nông dân Trường Lộc huy động máy móc vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh tư liệu

Vụ xuân 2011-2012, học tập kinh nghiệm ở huyện Yên Thành (Nghệ An), Can Lộc đã ban hành nghị quyết, triển khai quyết liệt việc bỏ trà xuân sớm, chuyển mạnh sang trà xuân muộn. Vượt qua rất nhiều thách thức, thành công rực rỡ của vụ xuân năm đó ở Can Lộc đã tạo tiền đề, động lực cho toàn tỉnh từng bước thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi cơ cấu trà lúa, giống lúa trong những năm tiếp theo.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phan Văn Cường cho biết: “Đến nay, trà xuân muộn đã chiếm gần 99% tổng diện tích lúa xuân toàn huyện, các giống mới ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt được gieo trồng trên diện rộng. Quy trình sản xuất từng bước chuẩn hóa và từ năm 2013 trở đi, 100% diện tích mạ lúa xuân được che phủ, đảm bảo vụ sản xuất ăn chắc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhờ đó, nếu như năm 2013, năng suất lúa của huyện đạt 51,54 tạ/ha thì đến vụ xuân 2016 đã đạt 58 tạ/ha. Mô hình sản xuất cánh đồng lớn - 1 giống - 1 thời vụ - 1 quy trình chăm sóc đã được nhân rộng. Đến vụ xuân 2012-2013, toàn huyện có hơn 750 ha sản xuất cánh đồng lớn.

Chậm nhân điển hình

Từ tín hiệu bước đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu trà lúa, ứng dụng giống ngắn ngày có giá trị hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, năm 2012, Can Lộc đã xây dựng quy hoạch hơn 1.700 ha cánh đồng lớn. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, khi các chính sách hỗ trợ không còn, diện tích cánh đồng lớn của huyện cũng dần thu hẹp. Đến nay, toàn huyện chỉ còn khoảng 500 ha, hầu hết mỗi địa phương chỉ còn giữ được 1-2 vùng sản xuất tập trung quy mô 10-15 ha/vùng; việc nhân rộng mô hình cánh đồng lớn liên kết sản xuất lúa hàng hóa chưa có giải pháp hiệu quả.

can loc tai co cau nong nghiep tran tro tu vung san xuat lua

Mô hình nuôi 20 con bò lai hứa hẹn mang về nguồn thu nhập tốt cho gia đình ông Nguyễn Thế Long (thôn Lâm Nghiệp, Thiên Lộc).

Tìm về mô hình điểm trong tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chúng tôi được Phòng Nông nghiệp huyện giới thiệu đến trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Duy Vượng (xóm Tân Hương, Tùng Lộc). Trang trại đầu tiên ở Tùng Lộc đấu thầu vùng đất sâu trũng được tích tụ từ chuyển đổi ruộng đất có quy mô gần 8 ha này đến nay vẫn là mô hình lớn hiếm có của huyện lúa. Thời kỳ cao điểm, ông chủ cánh đồng lớn này thu hàng chục tấn lúa/vụ. Sau đó, mô hình chuyển mạnh sang chăn nuôi hàng hóa với việc nhân rộng đàn lợn nái, mở rộng quy mô nuôi lợn thương phẩm, phát triển đàn vịt lên hàng ngàn con/năm và ứng dụng nuôi nhiều giống cá được thị trường ưa chuộng. “Doanh thu mỗi năm từ trang trại tổng hợp này trên 2 tỷ đồng và lợi nhuận đạt khoảng 600-700 triệu đồng là mức thu nhập bền vững mà trang trại có được trong những năm qua” - ông Vượng chia sẻ.

Tuy nhiên, câu chuyện tích tụ ruộng đất ở Can Lộc còn nhiều điểm nghẽn và việc phát triển những nhân tố như ông Vượng ở các xã vùng hạ Can vẫn còn gian khó, trong đó, rào cản lớn nhất là tư tưởng bảo thủ của người dân. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp, trong 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, toàn huyện xây dựng được 4 mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, liền vùng, liền thửa có quy mô 1 ha trở lên, nhưng đều tập trung ở vùng thượng Can.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đặng Trần Phong cho biết, để thực hiện mô hình điểm, doanh nghiệp thuê đất xây dựng vùng sản xuất giống lúa quy mô 20 ha ở xã Mỹ Lộc dự kiến sẽ triển khai trong năm 2016, huyện đã xây dựng đề án và hiện nay đang tổ chức phát phiếu thăm dò ý kiến người dân. Tiếp đó, huyện sẽ đứng ra làm “trọng tài” giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc tổ chức cho thuê, xác định giá đất thuê, xây dựng mối quan hệ hợp tác sản xuất để đảm bảo hài hòa lợi ích, tạo sự bền vững...

can loc tai co cau nong nghiep tran tro tu vung san xuat lua

Từ bỏ các loại cây kém hiệu quả chuyển sang trồng 600 gốc thanh long, ông Nguyễn Thế Long (thôn Lâm Nghiệp, Thiên Lộc) đã cho thấy sự đúng đắn trong chuyển đổi.

Đánh giá kết quả 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo một trong những nhiệm vụ phải tập trung trước mắt là đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất quy mô lớn. Theo đó, mỗi xã sẽ có từ 20-100 ha cho các tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp thuê hoặc liên kết để sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cánh đồng mẫu lớn. Đặc biệt, các xã: Tùng Lộc, Trung Lộc, Kim Lộc, Xuân Lộc, Khánh Lộc sẽ xây dựng vùng sản xuất giống liên kết với quy mô ít nhất mỗi xã có 2 cánh đồng mẫu từ 50-100 ha trở lên.

Gắn với cây lúa, lợi thế riêng của các xã vùng hạ Can cũng sẽ được đánh thức bằng việc khai thác tối đa diện tích mặt nước ven sông, hệ thống ao, hồ để phát triển đàn thủy cầm, ưu tiên phát triển thủy cầm chất lượng cao theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Cùng với nâng cao hiệu quả các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (hói Nhà Nòi ở xã Khánh Lộc, vùng Đồng Vựng - xã Tiến Lộc, vùng Đồng Sau ở thị trấn Nghèn), huyện sẽ chú trọng khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế theo hướng vườn - ao hồ - du lịch sinh thái, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Hướng đi đã được xác định rõ cho tái cơ cấu sản xuất ở các địa phương trọng điểm lúa. Vấn đề là huyện sẽ có các giải pháp chỉ đạo như thế nào để vùng hạ Can với những cây trồng, con nuôi truyền thống có thể bắt nhịp với lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp trước yêu cầu hội nhập.

Theo Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 291

Máy chủ tìm kiếm : 38

Khách viếng thăm : 253


Hôm nayHôm nay : 52499

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1185645

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60193968