22:27 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giống nuôi là quan trọng

Thứ sáu - 07/09/2012 06:20
Cá giống có nhu cầu tiêu thụ quanh năm. Nhưng ở ĐBSCL, bắt đầu mùa nước, do tính thời vụ mà nhu cầu này trở nên rất mạnh. Đặc biệt là con cá lóc, một loại cá được ưa dùng (ăn tươi, làm khô, làm mắm), luôn có trong bữa ăn thường ngày của người dân vùng này.
 

Ông Lê Thái Nguyên, chủ trại cá giống xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) cho biết: “Mùa nước đổ đang về, ngoài cá chép và mè hoa, cá lóc giống ở cơ sở chúng tôi đang có nhu cầu tiêu thụ mạnh. Có thể nói, lúc này đang vào vụ nuôi và đặc biệt thời gian kết thúc vụ (tháng 8, tháng 9) nên càng sôi động hơn. Nếu nuôi trễ thì không tận dụng được cá bổi (cá vụn, cá nhỏ đẻ làm mồi, thức ăn cho cá) vào mùa nước và cũng không có cá thương phẩm bán vào mùa khô sang năm”.

Thị trường cá lóc con có 2 giống đang được thịnh hành: Cá lóc đầu vuông (đầu bằng) và đầu nhiếm (đầu nhọn). Mùa này, nhiều hộ kinh doanh có ao nuôi, thường thả số lượng lớn lên đến 30-50 ngàn con. Còn những hộ nuôi nhỏ, lẻ thì cũng vài ngàn con. Cá lóc cũng có thể nuôi bằng thức ăn viên. Nhưng nếu nuôi bằng thức ăn từ nguồn có sẵn ngoài thiên nhiên, như cá, tép vụn xay ra thành bột, trộn thêm vitamin, thì cá sẽ mau lớn và thịt cá cũng ngon hơn.

Hiện giá cá lóc giống lòng (kích cỡ đo ở phần thân cá) 8 đến lòng 10 (loại 8-10 mm, tương đương thân chiếc đũa ăn) có giá dao động từ 350-450 đ/con giống. Mùa này, một ngày cơ sở của anh Nguyên bán không dưới 4-5 ngàn con giống.

Theo anh Nguyên: “Thị trường cá giống năm nay ổn định. Các cơ sở Cần Thơ không ương (SX cá giống; mà nhận từ nguồn cá ở vùng Châu Đốc, Chợ Mới… (An Giang) hoặc ở Đồng Tháp. Những nơi đó, họ có điều kiện và đã quen cho cá đẻ nhân tạo.

Ở Cần Thơ, ít cơ sở nhận cá bột về nuôi, bởi cá nhỏ dễ hao hụt, rủi ro cao. Đa phần các cơ sở kinh doanh theo đơn đặt hàng của người nuôi mà đăng kí với các cơ sở giống ở An Giang, Đồng Tháp; rồi đem về giao liền cho khách. Còn để có nguồn ổn định mua bán, họ lấy cá lúc còn dạng “ròng ròng” về thả vào ao nuôi thêm. Làm được việc này thì lời khấm khá hơn”.

Trên QL 91, đoạn từ Ô Môn đi Thốt Nốt, có hơn 30 cơ sở chuyên kinh doanh bán cá giống đang vào mùa hoạt động sôi nổi. Như cơ sở của anh Tư Chuyện, phường Thới Hòa, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ), cơ sở này cũng lấy nguồn cá lóc giống đem về nuôi dưỡng; khi cá con đạt từ lòng 8 trở lên, thì bán lại cho nông dân. Để đảm bảo lượng giống lớn đáp ứng thị trường, anh Chuyện, chủ cơ sở bán cá giống, có đầu tư thêm hệ thống ao nuôi dưỡng cá giống rộng 4-5ha. Cá được thả nuôi gồm các loại: cá trê, cá chép, mè hoa, rô phi, mè vinh, điêu hồng…; trong đó lượng cá lóc giống chiếm tỷ lệ 40% nhưng vẫn luôn thiếu hàng đáp ứng.

Nhận định về cá lóc giống, anh Tư Chuyện cho biết: “Mùa lũ năm nào lượng cá giống cũng hút hàng; giá có tăng so với các tháng mùa hạn. Năm nay, tuy giá các mặt hàng cá giống tăng, nhưng không đáng kể; vì hiện tại, lượng cá lóc giống bố mẹ ở An Giang rất lớn; có thể cung cấp hàng triệu cá con giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi ở ĐBSCL”.

Cơ sở ương cá giống có rất nhiều. Vấn đề là cần chọn được cơ sở có uy tín để mua cá giống. Về việc ương cá lóc giống, ông Hồ Văn Vọng, chủ cơ sở cá giống, ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) cho biết, hằng năm, ông cung cấp khoảng 1 triệu cá lóc giống cho bà con trong và ngoài xã. Trước đây ông nuôi cá lóc thịt. Khi nuôi, ông thấy giống mua về không đạt chất lượng, hao hụt nhiều, hiệu quả mang lại không cao; nên khi có kinh nghiệm, ông nảy sinh ý định SX giống để tự nuôi.

Thấy mô hình nhân giống cá lóc đạt hiệu quả, ông đã đầu tư SX và ương với quy mô mỗi đợt 15 cặp cá giống bố mẹ. Thời gian ương một tháng, cơ sở ông có thể xuất bán được 175 ngàn con cá giống mỗi đợt. Với giá bán 250 đ/con, trừ tất cả chi phí, ông còn lãi cũng trên 32 triệu đ/đợt.

Cơ sở ương cá lóc của ông Nguyễn Văn Ký, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có quy mô lớn hơn. Sở hữu 47 cặp cá lóc bố mẹ, mỗi năm ông Ký thu về gần 100 triệu đồng. Theo ông Ký: “Để chọn cá bố mẹ làm giống thì ngoài đặc điểm cá to khỏe (trọng lượng trên 2 kg/con); cần lựa cá có thân hình suôn, thẳng đều; không dị tật, bụng to…”. Về khâu chăm sóc, ông Ký lưu ý: “Mỗi tuần chỉ nên cho cá nuôi để đẻ ăn một lần (mồi là cá biển); nếu cho cá ăn nhiều, cá bố mẹ bị béo, trứng ít”.

Về “chòi cho cá đẻ” của ông Ký, quả là một “sáng kiến”. Ông cho biết: “Ban đầu, tôi để cá tự làm ổ đẻ; nhưng khi thấy tỉ lệ cá con hao hụt quá cao, do ếch, nhái tấn công; nên tôi nghĩ ra cách bảo vệ, bằng việc làm chòi cho cá đẻ. Vật liệu làm nhà đơn giản, lấy 4 cây trúc, cấm xuống ao theo hình vuông, mỗi cây cách nhau khoảng 70 - 80 cm. Rồi dùng lưới cước bao bọc chung quanh 4 cây trụ, từ mặt nước trở lên; phần trên che lại bằng lá, ngăn ếch nhái nhảy vào; phần dưới mặt nước để trống cho cá bố mẹ ra vào”.

Nuôi cá lóc tại ao ruộng nhà, nông dân tận dụng được thời gian nhàn rỗi, kiếm thêm thu nhập. Để tránh mất vốn, tốn công; ngoài kĩ thuật nuôi, còn phải biết chọn cá và lựa được cơ sở cung cấp giống đáng tin cậy nữa.

Ông Ký cho biết thêm việc nuôi cá bố mẹ: “Cá tốt có trọng lượng 10 - 15 g/con; nuôi 8 tháng có thể đạt trọng lượng 1 kg/con. Nhưng để làm cá bố mẹ, phải nuôi thêm cho đạt trọng lượng từ 2kg/con trở lên thì mới cho đẻ. Cá bắt đầu đẻ từ tháng Chạp đến tháng 6 âm lịch. Nếu chăm sóc tốt, cứ 2 tháng cá có thể đẻ một lần; trung bình mỗi ổ trứng nở từ 8.000-10.000 con. Sau khi cá đẻ được vài giờ thì vớt trứng cho vào trong vèo và trong khoảng 2 ngày đêm, trứng sẽ nở thành cá bột. Nuôi cá bột thêm 1 tháng thì có thể bán cá con”.

Cá lóc thích thức ăn cá tạp, có nhiều đạm. Vì vậy, người nuôi phải biết kĩ thuật nuôi để tránh cá bị nhiễm khuẩn từ thức ăn còn thừa, gây bệnh hao hụt. Tuy vậy, có thể nói, nuôi cá lóc nếu hao hụt 50, đạt tỉ lệ sống 50, thì người nuôi vẫn có lãi.

Theo kinh nghiệm của anh Nguyên: “Cá lóc nuôi trong ruộng, trong ao hoặc trong vèo đều được hết; nhưng vấn đề là biết cách nuôi thì mới có lời. Tất nhiên, thời gian cá tăng đủ trọng lượng để bán cũng quyết định vấn đề lời/lỗ. Cá nuôi trong mùa nước rút ngắn được thời gian khoảng 15-20 ngày, vì môi trường nước tốt và đầy đủ thức ăn.

Cá lóc đầu vuông nuôi 3,5 tháng đạt trọng lượng 400 - 600 g/con. Cá lóc đầu nhiếm chậm lớn hơn, phải mất từ 4-4,5 tháng mới đạt trọng lượng như vậy. Bù lại, cá đầu nhiếm có thịt ngon hơn, gần bằng thịt loại cá lóc đồng, nên giá có thể khá hơn”.

THẠCH THẢO – LÊ HOÀNG VŨ 
Nguồn:nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 411


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 634430

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70861745