00:43 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý địch hại trong ao ương cá giống nước ngọt

Thứ ba - 14/08/2012 12:38
Để đảm bảo tỷ lệ sống của cá bột thành cá hương, cá giống cao nhất, ngoài chế độ chăm sóc tốt về dinh dưỡng thì việc quản lý địch hại là điều rất quan trọng.
Ao ương cá cần được cải tạo kỹ

Ao ương cá cần được cải tạo kỹ

Ngăn chặn địch hại vào ao ương

Chuẩn bị ao ương: Đây là khâu đầu tiên và cũng là quan trọng vì vậy cần đảm bảo tốt những yếu tố sau:

Đối với ao cũ cần tháo cạn, bắt hết các loại cá còn sót lại, phơi khô đáy ao để trứng và ấu trùng của cá, địch hại sót lại từ vụ trước bị chết hoàn toàn.

Tẩy ao bằng vôi: Nếu dùng vôi cục để tẩy thì tháo nước vào khoảng 7 - 10cm để vôi phân bố đều, lượng vôi dùng là 30 - 40 kg/sào, những ao ít bùn dùng 20 - 30 kg/sào (khoảng 6 - 10 kg vôi cho 100m2 ao).

Cách làm: Đào 1 vài hồ ở xung quanh bờ, cho vôi vào tôi rồi dùng gáo vảy đều khắp ao, ngày hôm sau dùng cào, vồ đảo bùn với nước vôi để nước vôi ngấm sâu, tăng hiệu quả.

Tẩy ao bằng vôi bột: dùng 10 kg/100m2 ao, rải đều khắp đáy ao và xung quanh ao, sau đó dùng cào sục cho vôi ngấm đều.

Cấp nước: Nước lấy vào ao tốt nhất là dùng bơm và lọc qua lưới lọc để ngăn trứng và ấu trùng của cá, ếch…

Cách lấy nước vào ao: Khơi một rãnh nhỏ rộng 50cm, một đầu rãnh phía nguồn nước chắn bằng một cái rá đan dày để lọc các loài cá dữ và côn trùng to; một đầu đặt một ống (ống bương hoặc ống nhựa PVC) đường kính 10 - 15cm, hai đầu bịt bằng lưới cước, ống thông rỗng cho nước chảy.

 

Các biện pháp diệt địch hại

Bọ gạo, nòng nọc là những địch hại làm hao hụt rất nhiều cá bột, vì vậy cần phải phát hiện và tiêu diệt kịp thời.

Cách diệt bọ gạo:

- Làm một khung tre (nứa) hình vuông có diện tích 2m2, đổ dầu hỏa vào khung, cứ 10 hoặc 20 phút lại di động khung đi khắp mặt ao. Bọ gạo ngoi lên thở sẽ bị dính dầu mà chết. Cũng có thể đổ tràn dầu hỏa lên trên mặt ao để diệt bọ gạo cũng không gây ảnh hưởng đến cá.

- Ban đêm có thể thắp đèn treo lên cọc giữa khung dầu hỏa để nhử bọ gạo tìm đến ánh sáng dính dầu chết.

Cách diệt nòng nọc:

- Nòng nọc là ấu trùng của ếch nhái, cóc, còn tồn tại đến tháng thứ 7 nếu trời ít mưa. Nòng nọc dễ lọt vào ao ương sau khi thả cá và ăn hại rất nhiều cá bột.

Phương pháp diệt nòng nọc hiệu quả nhất là buổi sáng sớm dùng vợt cá hương hoặc lưới cá hương quây bắt, cá bột sẽ lọt qua mắt lưới mà không bị ảnh hưởng gì.

>> Trong quá trình ương cá giống, đặc biệt là từ giai đoạn cá hương lên cá giống cần định kỳ luyện cá (quấy dẻo), phương pháp này không chỉ giúp cá có sức chịu đựng tốt mà còn làm tăng khả năng vận động bắt mồi và đối phó với địch hại của cá được tốt hơn.

Theo thuysanvietnam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 29656

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 84192

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60406149