10:34 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tập trung bổ cứu tốt sản xuất vụ Xuân 2013!

Chủ nhật - 06/01/2013 20:23
Lúa là cây trồng chủ lực trong sản xuất trồng trọt và sản phẩm của nó là nhân tố quyết định chỉ tiêu sản lượng lương thực hàng năm của tỉnh ta. Dù với bất cứ lý do gì thì đây cũng là nhiệm vụ chính trị cần tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành chức năng và các địa phương, đặc biệt là chủ các nông hộ trong toàn tỉnh...

Nhấn mạnh vị thế, vai trò của cây lúa lúc này là bởi đây đang là thời kỳ cao điểm trong sản xuất vụ Xuân 2013, song, những kết quả sản xuất bước đầu đã phản chiếu nhiều điều đáng lo ngại, nhất là trước tình hình thời tiết bất lợi khi rét đậm, rét hại lại tái diễn và dự báo còn kéo dài.

Xóa trà xuân sớm - Để chủ trương lớn thành hiện thực
Bỏ trà lúa xuân sớm, tên gọi trong vụ sản xuất đầu tiên của năm giờ thành vụ xuân

Thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, toàn tỉnh đã bắc trên 667 ha mạ, gieo thẳng 2.777 ha. Tuy nhiên, một số địa phương chưa chấp hành nghiêm lịch thời vụ, bắc mạ và gieo thẳng trà xuân trung trước thời vụ như: Nghi Xuân, Lộc Hà; vẫn còn tình trạng gieo thẳng với diện tích lớn như: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Sơn và thành phố Hà Tĩnh. Ngoài những tồn tại trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch - vốn không khó để nhận thấy - thì sản xuất vụ xuân còn phải đối mặt với yếu tố vô hình đó là thời tiết diễn biến khó lường khi các đợt rét trong vụ xuân này xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt, đợt rét Đại hàn (20/1 dương lịch) trùng vào thời điểm cấy lúa xuân trung và bắc mạ lúa xuân muộn; sau đó còn có các đợt rét vào tiết Thanh minh (4/4) và cốc vũ (20/4).

Từ những thực tế nói trên cho thấy, từ cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành chức năng cho đến các hộ dân không được phép chủ quan nếu muốn hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra, nhất là không để lúa trổ sớm dẫn tới mắc phải rét. Đặc biệt, để giành thắng lợi toàn diện trên tất cả các loại cây trồng, con nuôi thì phải triển khai đồng bộ các giải pháp.

Theo đó, ngay lúc này, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã cần chỉ đạo bộ phận chuyên môn, các đơn vị, địa phương trực thuộc cử cán bộ chuyên môn bám sát đồng ruộng để rà soát diện tích mạ trà xuân trung bắc trước lịch thời vụ để có hướng bổ cứu kịp thời, đồng thời hướng dẫn bà con nông dân bắc mạ đúng bộ giống, đúng lịch thời vụ, che phủ ni-lông đúng quy trình.

Kiểm tra, cân đối cụ thể nguồn giống, ni-lông che phủ mạ với tinh thần chủ động trích ngân sách, hợp đồng với đơn vị cung ứng để tuyệt đối không được thiếu giống, thiếu ni-lông, đồng thời có kế hoạch chuẩn bị giống xuân muộn dự phòng trong điều kiện rét đậm, rét hại gây chết mạ hay lúa gieo thẳng.

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp chăm sóc cây trồng, phòng chống rét, phòng trừ sâu bệnh cho những diện tích mạ và lúa đã gieo; đối với mạ xuân trung cần duy trì độ ẩm thích hợp, bảo vệ và chăm sóc để đảm bảo cấy hết diện tích, tuyệt đối không xuống cấy vào những ngày giá rét khi thời tiết dưới 15 độ C.

Đôn đốc các xã, phường, thị trấn đẩy nhanh tiến độ làm đất và tu sửa hệ thống thủy lợi nội đồng để chuẩn bị cấy lúa xuân đảm bảo tiết kiệm nhất, chấp hành nghiêm túc lịch thời vụ và điều tiết nước theo thời vụ, đồng thời chuẩn bị các điều kiện vật tự cần thiết để triển khai sản xuất các loại cây trồng cạn như: lạc, ngô, khoai cùng các loại rau màu vụ xuân khi thời tiết thuận lợi.

Cùng với thực hiện có hiệu quả các biện pháp bổ cứu trên cây trồng, các địa phương cũng cần tập trung thực hiện tốt việc phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi như: tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm phòng, chống đói rét, dịch bệnh; cập nhật diễn biến thời tiết để thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, chủ động triển khai; phân công cán bộ về địa phương hướng dẫn người chăn nuôi kiểm tra, củng cố, che chắn chuồng trại kết hợp cho ăn đủ khẩu phần và cân đối dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng; khi nhiệt độ ngoài trời dưới 130C không chăn thả, không bắt trâu, bò làm việc mà phải nuôi nhốt và áp dụng các biện pháp giữ ấm...

Vụ Xuân 2013 là vụ sản xuất có ý nghĩa tương đối đặc biệt khi lần đầu tiên tỉnh ta tiến hành chuyển đổi cơ cấu các trà lúa theo hướng bỏ xuân sớm, tăng xuân trung và xuân muộn; theo đó, hình thái sản xuất vụ đông - xuân như nhiều năm trước giờ chỉ còn mỗi vụ xuân. Đường đến thành công hãy còn lắm gian nan nhưng với tinh thần "Chí ta đã quyết, lòng ta không sờn", tin rằng chủ trương tiên tiến này sẽ sớm thành công. Và, cách nhanh nhất có thể lúc này chính là tập trung bổ cứu tốt sản xuất vụ Xuân 2013 để giành thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất lẫn sản lượng!

Hải Xuân
Báo Hà Tĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 39

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 48196

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 226451

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60548408