14:01 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thực vật cũng biết lắng nghe?

Chủ nhật - 17/06/2012 03:01
Thực vật có thể phản ứng với mùi hóa chất và với ánh sáng, nhưng liệu thực vật có thể “lắng nghe” được nhau không? Theo một nghiên cứu gần đây, các hạt giống ớt có thể cảm nhận được các cây khác, ngay cả khi các cây này được đặt trong hộp kín.

Theo New Scientist, thực vật được cho là “sở hữu” nhiều “giác quan” của con người: chúng có thể cảm nhận được sự thay đổi mức độ ánh sáng, mùi của hóa chất trong không khí và “hương vị” trong đất. Cây cối, thậm chí, có khả năng cảm nhận được những đợt gió mạnh.

 

Các nhà khoa học phát hiện, các hạt giống ớt có thể cảm nhận được các cây khác. Ảnh: WordPress

 

Tuyên bố về việc cây cối biết lắng nghe đã được đề cập tới từ thế kỉ 19. Kể từ đó, một vài nghiên cứu đã cố chứng minh thực vật có phản ứng với âm thanh.

Một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Monica Gagliano tại Đại học Western Australia ở Crawley đã đặt các hạt giống ớt vào chiếc đĩa petri sắp xếp thành một vòng tròn xung quanh những cây thì là.

Những cây thì là giải phóng các hóa chất vào không khí và đất, làm giảm sự tăng trưởng của các cây khác. Trong một số thử nghiệm, cây thì là được đặt trong một hộp kín, ngăn chặn việc giải phóng các hóa chất của nó tác động tới các hạt giống. Các thử nghiệm này đều được diễn ra trong một hộp cách âm để ngăn chặn những tín hiệu từ bên ngoài.

Kết quả cho thấy, các hạt giống ớt tiếp xúc với cây thì là nảy mầm chậm hơn so với những hạt bình thường. Điều ngạc nhiên là, ở trường hợp cây thì là được đặt trong hộp kín thì các hạt giống ớt lại nảy mầm nhanh nhất.

Gagliano lặp lại thí nghiệm này với 2.400 hạt giống trong 15 hộp và thu được cùng một kết quả. Các hạt giống có phản ứng với một tín hiệu mà Gagliano cho rằng giúp các hạt giống ớt dự đoán được sự xuất hiện của các hóa chất làm chậm sự tăng trưởng của chúng. Nhà khoa học này cũng cho biết một trong những điều gây ra tín hiệu này có thể là âm thanh. Cô cũng muốn tiến hành nhiều thí nghiệm hơn nữa để đi tới kết luận về khả năng “nghe thấy” của thực vật.

Theo Vietnamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: có thể

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 299

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 298


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1066206

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71293521