04:11 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành » Ngành Nông nghiệp, KH&CN


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ việc thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI bán khô hạn tại Hà Tĩnh

Thứ sáu - 24/06/2016 07:02
Vụ Xuân 2016, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên vùng đất bán khô hạn tại xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà; xã Song Lộc, huyện Can Lộc; xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà.

Kết quả của mô hình đã góp phần nâng cao trình độ thâm canh của người nông dân, tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu vào (giống, phân đạm và thuốc BVTV), tiết kiệm nước tưới góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên nước và cải thiện môi trường sống một cách bền vững, cụ thể, trên ruộng thí nghiệm cấy mạ non (2,5 lá), cấy thưa, cấy 1 dảnh/khóm. Bón phân cân đối, bón theo nhu cầu của cây lúa, tưới nước theo nông-lộ-phơi (rút cạn nước được 2-3 lần/vụ), làm cỏ sục bùn sau khi bón thúc đẻ nhánh đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, giảm thiểu các đối tượng sâu bệnh gây hại. Năng suất trung bình của ruộng SRI cao hơn ruộng của nông dân từ 1,54-1,8 tạ/ha. Lãi so với đầu tư của ruộng SRI cao hơn so với ruộng làm theo tập quán của nông dân 2 – 4 triệu đồng/ha.
 

Tham quan hội thảo đầu bờ


Qua quá trình thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên vùng đất bán khô hạn chúng tôi nhận thấy:
- Cấy mạ non, cấy 1-2 dảnh/khóm, bón phân đúng quy trình kỹ thuật kết hợp làm cỏ sục bùn sau khi bón thúc lần 1, đồng thời tháo cạn nước giai đoạn lúa đẻ nhánh (sau khi bón thúc 5 ngày), tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, ít bị sâu bệnh hại, góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Chương trình SRI là một chương trình mở vì vậy các địa phương có thể áp dụng từng phần (áp dụng một trong 5 nguyên tắc) hoặc toàn phần (áp dụng đầy đủ cả 5 nguyên tắc của SRI) tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Chương trình SRI là phương pháp canh tác lúa sinh thái và hiệu quả, tăng năng suất nhưng lại giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới và rất thân thiện với môi trường. Để người nông dân mạnh dạn áp dụng và nhân rộng phải làm thay đổi nhận thức của họ, những người đã quá quen thuộc với phương pháp canh tác truyền thống. Đồng thời cũng cần thay đổi tư duy và cách chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật và quản lý; rất cần sự quan tâm và vào cuộc của các cấp các nghành có liên quan.
Theo sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 387

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 386


Hôm nayHôm nay : 56661

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1028829

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71256144