20:17 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

9x khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ New Zealand

Thứ năm - 20/09/2018 02:57
Anh Nguyễn Văn Ba, xóm Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) là một cán bộ y tế công tác tại trường mầm non xã Nam Thượng (Kim Bôi). Mặc dù công việc đã chiếm phần lớn thời gian nhưng với đức tính cần cù, chịu khó và đặc biệt là lòng đam mê với loài vật nuôi lông trắng, tai dài nên anh đã mạnh dạn đầu tư để khởi nghiệp và bước đầu đem lại thành công

Năm 2014 sau khi tìm hiểu nghiên cứu qua sách báo, mạng internet chi tiết về mô hình chăn nuôi và anh rất tâm đắc với con thỏ. Để có nguồn giống tốt anh đã tìm đến Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ ở Sơn Tây để học tập. Anh bắt đầu với nghề bằng 15 con thỏ giống bố mẹ New Zealand. Nuôi được một thời gian, đàn thỏ bắt đầu sinh sản. Vừa nuôi vừa đúc rút thêm kinh nghiệm từ phương pháp chăm sóc, xây chuồng, tìm kiếm nguồn thức ăn, kiểm tra sức khỏe, trị bệnh, khám thai, phối giống cho thỏ… anh đều đảm đương và dần dần thuần thục.

Anh Nguyễn Văn Ba chia sẻ: Để thỏ sinh trưởng phát triển tốt người nuôi cần đề phòng bệnh cho thỏ, cần tiêm vắc-xin cho thỏ mẹ 6 tháng/lần, thỏ con từ 1,5 tháng tuổi sẽ tiêm một lần cho tới khi xuất bán. Ngoài ra, thỉnh thoảng anh còn pha các loại vitamin vào nước hoặc thức ăn, để thỏ ăn nhiều, nhanh lớn nhằm tăng sức đề kháng giúp thỏ khỏe mạnh. Một năm thỏ mẹ sinh sản từ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 – 9 con, nâng tổng số thỏ nuôi tại trang trại của anh lên trên 400 con.

Thỏ là loài vật dễ nuôi, dễ chăm sóc nhưng để nuôi thỏ với số lượng lớn là chuyện không hề đơn giản. Người nuôi phải dành thời gian để kiểm tra hàng ngày, nếu để một con bị bệnh mà không kịp xử lý sẽ ảnh hưởng đến cả đàn. Do đó, phải tách đàn, chăm sóc riêng khi phát hiện thỏ kém ăn, có biểu hiện mệt mỏi. Phải có bảng theo dõi hàng ngày cho từng con như ngày phối giống, ngày đẻ, số con trên lứa, từ đó tính toán con nào đẻ kém để loại thải kịp thời. Thỏ là loài ăn tạp từ cỏ, lá cây, các loại củ… tuy nhiên thức ăn tránh ẩm ướt, mốc. Một ngày anh Ba cho thỏ ăn 3 bữa: sáng, chiều cho ăn thức ăn tinh (cám công nghiệp), còn bữa tối ăn thức ăn xanh.

Để thỏ luôn khỏe mạnh, yêu cầu chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Trên diện tích 300manh Ba đã thiết kế được 400 ô chuồng nuôi. Các chuồng nuôi đặt cách xa mặt đất 50cm và có nắp hệ thống máng uống nước tự động. Đặc biệt lưu ý nuôi thỏ vấn đề về vệ sinh chuồng trại và thức ăn sạch đảm bảo là rất quan trọng, giúp thỏ tránh được nhiều bệnh như: nấm, ghẻ, tiêu chảy, đầy hơi… Do đó khi bắt tay vào nuôi gia đình anh Ba đã xử lý khu vực nuôi bằng đệm lót sinh học, đó là rải cá thể mùn cưa, trấu trộn với men vi sinh để khử mùi. Với cách xử lý này một tháng gia đình anh mới phải vệ sinh chuồng xúc đi một lần, tận dụng làm phân bón cho cây.

Hiện tại mỗi tháng anh Ba tách 300 - 400 thỏ con khỏi mẹ để nuôi riêng. Sau khoảng 3 – 3,5 tháng nuôi là cho xuất bán, lúc này thỏ đạt trọng lượng từ 2 – 2,5 kg/con. Giá bán 100.000 đồng/kg thỏ thịt; 120.000 đồng/kg thỏ hậu bị và 150.000 đồng/1 đôi giống thỏ New Zealand. Trung bình một tháng anh Nguyễn Văn Ba xuất ra thị trường khoảng 5 tạ thịt thỏ và chủ yếu bán cho các nhà hàng, quán nhậu và đầu ra hiện tại rất thuận lợi. Sau khi trừ chi phí, trang trại thỏ của anh cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Không những biết cách làm giàu cho bản thân, anh còn sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên làm giàu như cung cấp con giống và đồng thời bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi. Bằng ý chí và nỗ lực cần cù, mô hình chăn nuôi của anh được chính quyền xã đánh giá là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả, điển hình của xã.

Theo Đình Thủy/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 453


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 679142

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70906457