01:57 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách làm hay trong thực hiện tiêu chí về môi trường

Chủ nhật - 03/11/2013 08:35
Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới , tiêu chí về môi trường được đa số các địa phương đánh giá là một trong những tiêu chí khó thực hiện. Tuy nhiên, ở xã Thanh Lương của huyện miền núi Văn Chấn ( Yên Bái) , nhờ làm tốt công tác dân vận và phát huy nội lực nên đã thực hiện thành công tiêu chí này.
Cách làm hay trong thực hiện tiêu chí về môi trường

Cách làm hay trong thực hiện tiêu chí về môi trường

Thanh Lương là xã nghèo của huyện Văn Chấn. Toàn xã có 752 hộ với hơn 3.000 dân, sinh sống ở 7 thôn bản, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Tày… T ại thời điểm triển khai xây dựng nông thôn mới , tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm gần 59%. Bởi vậy, điểm tiếp cận của Thanh Lương khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới rất thấp, xã chỉ đạt 3 tiêu chí. 
 
Xác định, xây dựng nông thôn mới trước hết là “làm mới” ý thức của người dân, vận động nhân dân bỏ những thói quen sinh hoạt lạc hậu, Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung vào tiêu chí về môi trường bởi đây là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất nhưng thiết thực nhất đối với người dân. T oàn xã khi đó có 752 hộ thì chưa đầy 6 % số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt chảy lênh láng ra đường dân cư, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm nằm sát nhà dân và nguồn nước sinh hoạt. Đ ầu làng, cuối xóm vẫn còn tình trạng vứt rác thải bừa bãi , bốc mùi hôi thối. 
 
Để mỗi hộ dân tự xây nhà vệ sinh trong khi điều kiện kinh tế của các gia đình còn khó khăn là việc làm khó. Do vậy, sáng kiến xây dựng mô hình góp vốn và đổi công trong việc xây các nhà tiêu đã được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng . T rong thôn hình thành các nhóm giúp nhau xây nhà tiêu, mỗi nhóm từ 5 đến 7 hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Mỗi hộ trong nhóm đóng góp từ 200.000 đồng trở lên và tham gia góp công để xây nhà vệ sinh cho thành viên trong nhóm. Từ đó, căn cứ vào điều kiện của từng gia đình để lựa chọn ưu tiên xây trước, chọn vị trí phù hợp và xây theo kiểu tiêu tự hoại hoặc hai ngăn (theo chuẩn hướng dẫn của ngành y tế). Với cách làm này, mỗi tháng ở các nhóm sẽ tổ chức làm nhà vệ sinh cho một hộ và xoay vòng cho đến khi hộ cuối cùng trong nhóm xây xong . 
 
C hị Trần Thị Lưu ở t hôn Bản Lý phấn khởi chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Được sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thành viên trong nhóm hộ, vợ chồng chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng công trình này; ngoài giữ gìn vệ sinh cho gia đình, còn không làm ảnh hưởng đến hàng xóm". 
 
Để nắm chắc và theo sát tiến độ, tại các nhà văn hóa của 7 thôn bản trong xã đã thống kê và treo công khai sơ đồ về thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trong toàn xã . Theo sơ đồ này , màu xanh thể hiện cho hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, màu đỏ là hộ đã có công trình nhưng chưa hợp vệ sinh và màu vàng là những hộ chưa có nhà vệ sinh. Khâu đánh giá và xếp loại do cán bộ Trạm y tế xã và bà con trong thôn cùng công khai bình chọn. Nhờ làm tốt công tác dân vận, tuyên tuyền và theo dõi, quản lý v ới kế hoạch cụ thể nên đến nay t ỷ lệ số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đã tăng từ 6% lên 7 6 %. 
 
Là một trong những ít hộ còn lại chưa có điều kiện xây nhà tiêu hợp vệ sinh, c hị Đinh Thị Hường ở t hôn Bản Lào cho biết: "Nhìn trên sơ đồ thì thấy ngay là nhà tôi chưa có nhà vệ sinh. Tôi thấy xấu hổ với người dân trong làng. Vợ chồng tôi sẽ cố gắng hoàn thành trong năm nay, để được dán màu xanh trên sơ đồ như các hộ khác trong thôn bản". 
 
X ã Thanh Lương còn tích cực tuyên truyền cho người dân thấy được tác hại của việc vứt những vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật ra các bờ ruộng và kênh mương . Nhận thấy tác hại, ảnh hưởng của các chất thải trên đến nguồn nước, môi trường sống và sức khỏe con người , người dân các thôn đã tự nguyện đóng góp từ 20.000 – 30.000 đồng /hộ để xây các hố rác tập trung. Mỗi thôn có khoảng 6-7 hố rác và được đặt tại vị trí thuận lợi để bà con tiện thu gom, xử lý và tiêu hủy. Đến nay, toàn xã Thanh Lương có 46 hố thu gom rác thải nông nghiệp đặt khắp các cánh đồng trong xã. 
 
Ông Trịnh Xuân Thành , C hủ tịch UBND xã Thanh Lương khẳng định: Dù đã đạt tiêu chí về môi trường nhưng xã sẽ tiếp tục vận động người dân chung tay góp công, góp của để đến giữa năm 2014, tất cả các hộ dân sẽ có nhà tiêu hợp vệ sinh. 
 
Đi đôi với việc xây dựng tiêu chí về môi trường, Thanh Lương còn làm tốt công tác dân vận, phát huy nội lực trong nhân dân và sáng tạo trong triển khai thực hiện các tiêu chí khác về xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, thời gian gần đây Thanh Lương đã tạo diện mạo mới , đời sống nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 42%. Từ nhà ra ngõ xóm , đến ruộng đồng đều sạch sẽ, phong quang. Diện mạo của một vùng nông thôn mới đang dần hiện hữu. /. 
 
Trung Kiên 
theo tamnhin
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tiêu chí

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 409

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 407


Hôm nayHôm nay : 29583

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1420605

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74467576