Cũng theo ông Dành, quy trình sản xuất mới đã được lãnh đạo Sở NNPTNT, Sở TNMT đưa ra bằng những giải pháp cụ thể, như: Kiểm soát chất lượng đất gắn với chính sách đầu tư lâu dài, ổn định giúp nông dân an tâm gắn bó với sự nghiệp phát triển nông nghiệp của địa phương; phát huy vai trò các hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới để chủ động hơn trong việc ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
Anh Nguyễn Anh Tuấn (xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên) và vườn cam sành mới đầu tư. Ảnh: T.T
Để thực hiện mục tiêu này, Sở NNPTNT, UBND huyện Bắc Tân Uyên sẽ phối hợp xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, để từ đó quy hoạch cho được vùng sản xuất để chủ động và kiểm soát kiểm soát quy trình sản xuất, không để xảy ra tranh giành thị trường, đánh đồng giữa sản phẩm có thương hiệu, có quy trình sản xuất tốt với sản phẩm sản xuất tự phát.
Trong một lần khảo sát một số trang trại cây có múi tại huyện Bắc Tân Uyên, ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định, trái cây có múi là đặc sản của miền nhiệt đới nói chung và của nước ta nói riêng. Ông đánh giá các nhà nông rất năng động trong vấn đề thị trường và tự tin trong đầu tư. Hiện mỗi trang trại ứng dụng công nghệ cao có vốn đầu tư bình quân 100 tỷ đồng, tương đương 4 - 5 triệu USD. Sau khảo sát thực tế này, tỉnh sẽ tính toán để ban hành chính sách phù hợp trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hiện, sản lượng vườn cây ăn trái có múi ở huyện Bắc Tân Uyên đang tăng cao, chất lượng cũng vượt trội so với các vùng cây ăn trái cùng loại ở những nơi khác. Theo đánh giá của Sở NNPTNT tỉnh, đó là nhờ vào địa hình đồi dốc, khí hậu phù hợp, lại được tưới mát bởi nguồn nước tự nhiên từ 2 con sông lớn là sông Đồng Nai và sông Bé, cộng với kinh nghiệm trồng cây ăn trái lâu đời và kết hợp với việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của nông dân.
Theo Trần Thế/Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn