Để hoạt động ngày một hiệu quả hơn, Hiệp hội đã chỉ đạo các hội cấp huyện cần tăng cường hướng dẫn các hội cơ sở củng cố, kiện toàn tổ chức Ban chấp hành; đồng thời, nâng cao về chất và hỗ trợ thực hiện Đại hội nhiệm kỳ theo Điều lệ, hoàn thành hồ sơ Đại hội nhiệm kỳ III (2014 - 2019) để báo cáo UBND tỉnh và các Sở, Ngành liên quan.
Cùng đó, tích cực góp phần vào hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh thủy sản như tham gia cùng ngành Nông nghiệp thực hiện Nghị định 36, Đề án tái cơ cấu ngành cá tra của tỉnh với các giải pháp cụ thể. Cùng đó, nghiên cứu khả năng, điều kiện phát triển của từng vùng nhằm kiến nghị Nhà nước kêu gọi đầu tư theo hướng phát triển công nghiệp lớn, vận động tổ chức lại sản xuất theo mô hình khép kín nuôi công nghiệp thâm canh, có năng suất cao, tập trung vào những đối tượng nuôi có lợi thế và cạnh tranh về xuất khẩu, hỗ trợ các cơ sở có đủ các điều kiện đề tiến lên thành Hợp tác xã...
Bên cạnh đó, Hiệp hội kiến nghị Bộ NN&PTNT có chính sách tiếp tục hỗ trợ địa phương bổ sung đàn cá tra bố mẹ có tính trạng di truyền cao để đến năm 2015 thay thế đàn cá bố mẹ đã bị thoái hóa, hỗ trợ công nghệ bảo quản, chế biến cho địa phương và các doanh nghiệp. Mặt khác, mong muốn Hội nghề cá Việt Nam tiếp tục đề xuất Nhà nước có cơ chế hỗ trợ cho hệ thống Hội, Hiệp hội Thủy sản được vào hội đặc thù để có thể có điều kiện đóng góp tốt hơn cho sự phát triển ngành...
Năm 2014, toàn Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp có 4 hội cấp huyện, 1 Hiệp hội sản xuất cá tra giống, 16 chi hội cấp xã với 471 hội viên.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn