00:20 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu nhập cao từ nuôi gà đẻ

Thứ năm - 12/03/2015 21:47
Trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện có gần 200 mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại xa khu dân cư, vừa giảm ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong số đó phải kể đến mô hình nuôi gà đẻ của gia đình chị Kiều Thị Huệ, thôn Đồng Kho, xã Đồng Trúc.
 
Trang trại chăn nuôi gà đẻ của chị Kiều Thị Huệ, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất.
Trang trại chăn nuôi gà đẻ của chị Kiều Thị Huệ, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất.
Khu đồng Trũng Phi, xã Đồng Trúc vốn là vùng cấy lúa khá lâu đời của người dân địa phương, song năng suất lúa không cao và thường bấp bênh. Bởi thế, năm 2007, khi nhận thầu gần 5.000m2 đất ở xứ đồng này, vợ chồng chị Kiều Thị Huệ quyết tâm vực dậy đồng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Thế rồi, chị Huệ bàn với chồng vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà với hai khu chuồng riêng biệt, một khu dành nuôi gà đẻ và một khu nuôi gà hậu bị. Nhằm đảm bảo cho sản xuất ổn định, gia đình chị Huệ còn liên kết với Công ty CP để được cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Chị Huệ cho biết, gà 1 ngày tuổi nhập về trang trại được đưa vào khu chuồng gột và nuôi đến 4 tháng tuổi mới được chuyển sang khu nuôi gà đẻ. Gà được nuôi trên lồng sắt, có máng uống nước tự động, hợp vệ sinh và hệ thống làm mát nên sức khỏe luôn đảm bảo, ít bị dịch bệnh. Đặc biệt, từ năm 2013, gia đình chị Huệ được Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm ngày càng đảm bảo hơn. Tích cóp được vốn, lại nắm chắc kỹ thuật, cuối năm 2013, vợ chồng chị Huệ lại đầu tư xây dựng thêm một khu chuồng trại, nâng tổng công suất nuôi gà đẻ lên 1 vạn con.
Theo anh Kiều Văn Ngơi, chồng chị Huệ, nuôi gà đẻ cần vốn đầu tư nhiều nhưng đổi lại gà ít dịch bệnh hơn nuôi gà thịt, chỉ cần tuân thủ đầy đủ quy trình phòng bệnh như khử trùng tiêu độc thường xuyên và tiêm phòng định kỳ. Hơn nữa, với mức giá bán trứng bình quân 2.000 đồng/quả, người chăn nuôi lãi khoảng 600 đồng/quả. Hiện nay, mỗi ngày trang trại gà của anh chị cho thu khoảng 9.500 quả trứng, chủ yếu cung cấp cho các siêu thị và công ty sản xuất bánh kẹo trên địa bàn TP. Theo tính toán, trừ chi phí, anh chị thu lãi 20 - 30 triệu đồng/tháng, hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cấy lúa trước đây. Không chỉ cho thu nhập cao, trang trại còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương.
Bài, ảnh: Hồng Vân
Nguồn: ktdt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 31292

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264202

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60586159