18:20 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả nuôi cá giống mới

Thứ năm - 12/11/2015 22:25
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản, từ năm 2014, Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc đã triển khai dự án "Mô hình nuôi cá giống mới", tập trung vào 2 giống cá là rô phi đơn tính (giống Đường Nghiệp) và chép lai 3 máu (lai giữa 3 giống cá: chép Việt + chép Indonesia + chép Hungary).

Dự án hỗ trợ 100% con giống cho các hộ có diện tích mặt nước tối đa 3 ha và tối thiểu 1 ha. Hai giống cá mới này có những ưu điểm vượt trội như: Cá lớn nhanh, ít bị dịch bệnh, thịt thơm ngon, sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như môi trường nước ở Vĩnh Phúc.

Với mật độ thả 0,1 con/m2 (cá chép), 3 con/m2 (cá rô phi), mật độ chung 3,1 con/m2, thời gian nuôi 6 tháng cho thu hoạch, trọng lượng bình quân 0,8 - 1 kg/con, năng suất đạt trên 13 tấn/ha. Cá lớn nhanh hơn nếu được nuôi ghép với một số giống cá khác, thức ăn chủ yếu là hữu cơ, nuôi trong ruộng lúa cũng là điều kiện lý tưởng của giống cá này, đây là ưu điểm thuận lợi để nông dân có thể vừa trồng lúa, vừa thả cá trên cùng một diện tích đất canh tác. Tính đến nay, Chi cục Thủy sản đã triển khai hỗ trợ giống cá mới cho hàng chục hộ trên địa bàn tỉnh, tập trung ở các huyện Vĩnh Tường, Bình Xuyên và Yên Lạc.

hiệu quả nuôi cá giống mới vĩnh phúc

Nhiều giống cá mới được tỉnh Vĩnh Phúc đưa vào nuôi thử nghiệm - Ảnh: H.H

Thuộc đối tượng được hỗ trợ nuôi cá giống mới, anh Phạm Văn Đức, xã Tam Hồng (Yên Lạc) chia sẻ: Gia đình anh được hỗ trợ 24.000 con cá rô phi đơn tính và 800 con chép lai từ Chi cục. Hiện, đàn cá sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, trọng lượng bình quân đạt khoảng 600 g, sắp tới cho thu hoạch với giá thị trường khoảng 30.000 - 32.000 đồng/kg, thu lãi trên 100 triệu đồng/năm.

Hình thức nuôi trồng thủy sản đang chuyển dần theo hướng thâm canh, nuôi bán thâm canh. Tuy nhiên hiện nay, chủ yếu vẫn nuôi các giống cá truyền thống (trắm, trôi, mè, chép), giá trị kinh tế chưa cao. Do vậy, việc đưa vào các giống cá mới là việc làm cần thiết đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Để quản lý nguồn lợi thủy sản, cũng như phát triển giống cá có năng suất, giá trị cao, hàng năm, Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi, thả bổ sung các loại cá giống mới tại các hồ chứa lớn để tái tạo nguồn lợi; phân tích mẫu nước, cảnh báo dịch bệnh và môi trường thủy sản; mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cán bộ làm công tác khuyến ngư, các hộ tham gia mô hình; kiểm tra, kiểm soát điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất giống và dịch vụ hàng hóa phục vụ nuôi thủy sản. Cùng đó tiếp tục hỗ trợ các giống các mới, tiến tới thay thế một số giống cá truyền thống năng suất thấp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Ngọc Diệp 
Nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 438


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 866445

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64852389