21:43 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ mô hình nuôi heo thịt F1 ở huyện Ba Tơ

Thứ ba - 26/02/2013 21:36
Ba Tơ là huyện miền núi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt, đất sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp. Những năm gần đây, huyện Ba Tơ chủ trương hướng người dân phát triển các loại cây trồng như keo, mía, mì và phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Năm 2012 trạm Khuyến nông huyện đã triển khai mô hình chăn nuôi heo thịt F1 ở xã Ba Cung. Mô hình này được đông đảo bà con nông dân quan tâm, nhất là những hộ nông dân ít vốn, điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Mô hình chăn nuôi heo thịt F1 được thực hiện ở 5 hộ dân trên địa bàn xã Ba Cung, với 15 con heo lai F1, đây là loại heo có tỷ lệ nạc cao (từ 55 - 57%), tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp. Sau gần 4 tháng đưa vào nuôi cho thấy, đàn heo sinh trưởng phát triển tốt, trọng lượng đạt bình quân từ 75 – 80 kg/con, mức tăng trọng đạt 700 - 730g/con/ngày. Đây là mô hình nuôi thí điểm được trạm Khuyến nông huyện tổ chức nuôi theo mô hình khép kín cho các hộ dân tại xã Ba Cung, được nhà nước hỗ trợ 100% tiền mua giống và 84% tiền mua thức ăn. Được biết dòng heo thịt F1 được lai từ giống heo ngoại (như Yorkshire, Landrace, Duroc) hoặc con lai có tỷ lệ máu ngoại cao (như con lai F2 có tỷ lệ máu ngoại chiếm 75% cho lai tạo với heo cái Móng Cái sẽ cho ra thế hệ con lai F1 để nuôi thịt). Trong quá trình nuôi, người chăn nuôi phải tuân thủ theo 5 bước, đó là: Chọn con giống sau cai sữa từ 45 - 60 ngày tuổi, trọng lượng đạt từ 8 - 12 kg/con, là những con khỏe, thể trạng bình thường, không khuyết tật, lông thưa nhưng mịn, da mỏng có màu hồng, mình dài cân đối, lưng thẳng, mông tròn, bụng gọn, chân thanh thẳng và chắc, nhanh nhẹn, phàm ăn.
Chuồng trại phải được xây nơi cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, chuồng thường xây theo hướng Đông-Nam, chiều cao của chuồng từ nền đến mái lớn hơn 2,5m, chiều cao nền so với mặt đất từ 0,5m, chiều cao thành chuồng từ 0,8 - 1m, mái chuồng có thể lợp bằng ngói, tole hoặc tranh, nền chuồng được làm bằng xi măng, chuồng được bố trí máng ăn, máng uống, có nơi xử lý phân hợp vệ sinh tránh gây ô nhiễm môi trường. Thức ăn chủ yếu là sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp, đảm bảo cân bằng giữa năng lượng, protein, khoáng và vitamin.
Cách chăm sóc nuôi dưỡng: Người chăn nuôi nên cho heo ăn ngày từ 3 đến 4 lần, cần cho ăn đúng giờ, thức ăn tinh hỗn hợp không cần phải nấu chín. Heo phải được thường xuyên tắm rửa khi trời nắng ấm. Khi thay đổi lượng thức ăn thì cần thay đổi dần không được thay đổi đột ngột có thể gây các bệnh đường ruột; cọ rửa máng sạch sẽ trước khi cho heo ăn, thường xuyên có nước sạch tại chuồng.
Vệ sinh phòng dịch bệnh cho heo: Trước khi thả heo từ 3 đến 5 ngày chuồng phải được tiêu độc, sát trùng bằng các hóa chất như vôi bột, Iodin, polimix…, đồng thời phải tiến hành tẩy giun, sán cho heo và tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin tụ huyết trùng, dịch tả và phó thương hàn. Trong quá trình nuôi nếu phát hiện thấy heo bị bệnh phải nuôi cách ly để tránh lây lan. Chất thải chăn nuôi được xử lý trước khi tận dụng làm thức ăn cho cá và bón cho cây xanh, các hộ có điều kiện thì đưa vào bể biogas xử lý, vừa đảm bảo môi trường sạch sẽ lại có khí gas đun nấu trong gia đình .
 Tại hội thảo tổng kết mô hình, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Cung cho biết: Để nhân rộng mô hình này trong thời đến, ngoài việc tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, tuyên truyền vận động người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới thì cần có sự hỗ trợ cho người dân về nguồn cung cấp con giống đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh công tác thú y, chăn nuôi heo theo hướng hàng hóa. Một yếu tố khá quan trọng là phải tìm đầu ra cho sản phẩm để người chăn nuôi an tâm sản xuất.
Định hướng phát triển cho mô hình này trong thời gian đến, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tơ cho biết: Nếu người chăn nuôi áp dụng theo đúng 5 quy trình khép kín từ khâu chọn con giống, cách làm chuồng trại, thức ăn, cách chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho heo thịt, chắc chắn rằng mô hình điểm này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống người dân. Thời gian đến Phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện nhân rộng mô hình này ra phạm vi toàn huyện để người chăn nuôi có thể tiếp cận mô hình và tổ chức chăn nuôi với quy mô lớn hơn.
Có thể nói, với thành công bước đầu, mô hình nuôi heo thịt F1 tại xã Ba Cung đã góp phần giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới tư duy, phương thức sản xuất, đồng thời tạo nguồn thực phẩm tốt, cung cấp cho thị trường vốn đang dần đòi hỏi về chất lượng.
Nguồn:http://ubnd.quangngai.gov.vn (Minh Tâm Sưu tầm)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 169


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1027797

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72710506