02:15 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện Củ Chi tập trung xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 10/08/2015 21:40
Thời gian qua, huyện Củ Chi đã chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh đất đai và nguồn lao động tại chỗ để phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân gắn với bảo đảm an sinh xã hội. Năm năm gần đây, huyện Củ Chi đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực, tạo tiền đề vững chắc để vùng đất anh hùng vững bước tiến nhanh hơn trong xây dựng nông thôn mới.
Nông dân Củ Chi chăm sóc hoa lan, loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân Củ Chi chăm sóc hoa lan, loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân luôn đạt ở mức cao. Toàn huyện hiện có 2.090 doanh nghiệp (DN) và chi nhánh hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có 93 DN có vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động tại địa phương và các vùng phụ cận. Đồng hành và chia sẻ khó khăn với các DN, huyện đã tích cực giúp đỡ 109 DN trên địa bàn được vay hơn 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho gần năm nghìn lao động nông nhàn có thu nhập ổn định.

Ngành nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,16%/năm. Hiện, toàn huyện có khoảng 68.000 con bò sữa và là địa phương có đàn bò sữa lớn nhất của TP Hồ Chí Minh và cả nước. Bình quân mỗi ngày, đàn bò sữa ở Củ Chi cung cấp cho thị trường 56 tấn sữa. Diện tích trồng hoa lan, cây kiểng tiếp tục tăng với 556 ha. Diện tích rau an toàn duy trì ở mức 2.100 ha/năm, cung cấp nhiều loại rau, củ, quả sạch cho người dân thành phố. Hiện, bình quân mỗi ha đất nông nghiệp ở Củ Chi mang về cho bà con nông dân 271 triệu đồng/năm. Riêng nghề trồng hoa lan, cây kiểng, doanh thu bình quân đạt 700 triệu đồng/năm; rau an toàn là 480 triệu đồng/ha/năm.

Thời gian qua, huyện Củ Chi đã chú trọng khai thác tiềm năng đất đai, sử dụng hiệu quả lao động, khôi phục ngành nghề truyền thống, khai thác có hiệu quả nguồn nguyên, phụ liệu tại chỗ tạo ra sự đa dạng về ngành nghề, phá bỏ dần thế “độc canh, độc con” trước đây.

Cùng với tập trung phát triển kinh tế, “Đất thép, thành đồng” Củ Chi năm xưa cũng luôn trọn vẹn ân tình với những người, những gia đình đã chịu nhiều hy sinh, mất mát, có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Từ năm 2010 đến nay, huyện Củ Chi tiếp tục vận động xây dựng thêm 314 căn nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách, nâng tổng số nhà tình nghĩa trên toàn địa bàn lên 4.312 căn. 120 Mẹ Việt Nam Anh hùng được phụng dưỡng, chăm sóc. Vận động xây dựng 6.447 căn nhà tình thương trị giá hàng nghìn tỷ đồng tặng người nghèo, giúp bà con “an cư lạc nghiệp”.

Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được xem như nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các địa phương. Đến nay, ngoài bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa khu vực với đầy đủ các chuyên khoa, hệ thống trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, Củ Chi còn có Bệnh viện tư nhân đa khoa xuyên Á, năm phòng khám khu vực, bảo đảm tốt việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân địa phương và vùng lân cận, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên .

Chương trình xóa đói, giảm nghèo ở Củ Chi được xem là điểm sáng được cả nước biết đến. Ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội được xem là nơi khởi xướng của chương trình xóa đói, giảm nghèo của cả nước từ năm 1992. Hơn 23 năm thực hiện chương trình, đã có hàng nghìn hộ nghèo thay đổi cuộc sống. Bình quân thu nhập đầu người hiện đạt 40 triệu đồng/năm. 
Điểm son rõ nhất là Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được nhân dân tích cực hưởng ứng, đoàn kết một lòng đóng góp cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí, tạo nền tảng vững chắc để Củ Chi xây dựng thành công huyện nông thôn mới…

Bí thư Huyện ủy Củ Chi Lê Minh Tấn, chia sẻ: Những thành tựu mà Củ Chi đạt được thời gian qua có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề để huyện tiếp tục hoạch định và triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Kết quả này còn có ý nghĩa rất lớn với một huyện vốn chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Đó là kết quả của sự tiếp nối, kế thừa truyền thống, tinh thần trách nhiệm của các thế hệ người dân nơi đây; sự năng động, dám nghĩ, dám dám làm của lãnh đạo huyện Củ Chi qua các thời kỳ.

Trong các cuộc kháng chiến, quân dân Củ Chi đã góp phần làm đẹp thêm bản hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta. Bản hùng ca đó được các thế hệ người dân vùng đất anh hùng này giữ gìn, phát huy và viết tiếp bằng những thành tựu trong xây dựng . Đây là điểm tựa vững chắc để Củ Chi vững vàng xây dựng thành công huyện nông thôn mới văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

VĂN TÀI
theo nhandan
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 23115

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1186176

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72868885