00:21 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết rải vụ trái cây

Thứ năm - 25/06/2015 03:55
Trong điều kiện tiêu thụ trái cây vẫn còn nhiều khó khăn mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, tại hội nghị giao ban sản xuất trồng trọt tại Vĩnh Long vừa qua, nhiều địa phương thống nhất phương án đẩy mạnh sản xuất rải vụ cây ăn quả trên cơ sở thống nhất giữa các địa phương, chứ không đơn lẻ ở một vài vùng chuyên canh như thời gian vừa qua.
Ngoài sản xuất rải vụ, cần có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất trái cây.

Ngoài sản xuất rải vụ, cần có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất trái cây.

Trái cây vẫn còn dội chợ

Những ngày này, trái cây từ các nhà vườn đổ xô tràn ngập ra các chợ, bán với giá rẻ bèo. Qua ghi nhận, thanh long ruột đỏ được rao bán tại các chợ chỉ còn 5.000- 6.000 đ/kg so với mức giá 90.000 đ/kg cách nay 2 tháng do liên tục rớt giá không phanh.

Thanh long ruột trắng hiện chỉ còn hơn 2.000- 4.000 đ/kg, tùy loại. Tương tự, chôm chôm Thái còn 10.000- 15.000 đ/kg, xoài cát Hòa Lộc còn 30.000 đ/kg,…

Ông Cao Văn Ri- Chủ nhiệm Hợp tác xã Chôm chôm Bình Hòa Phước (Long Hồ) cho biết, năm nào cũng vậy khi tới thu hoạch rộ là giá chôm chôm rớt thảm. Đầu vụ, thương lái đến mua chôm chôm Thái giá khoảng 20.000 đ/kg, nhưng hiện chỉ khoảng 7.000 đ/kg.

Hợp tác xã Chôm chôm Bình Hòa Phước thành lập năm 2009 với 50 xã viên. Do chưa có thị trường, sản phẩm thiếu chất lượng nên thường xuyên chịu cảnh thừa hàng dội chợ. Thương lái mua chôm chôm năm nay không còn tranh giành mua nguyên vườn như trước. Ngay cả Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5) vừa qua, giá chôm chôm vẫn không đổi trong khi nhiều vườn bắt đầu chín rộ.

Theo ông Trần Văn Trung- Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất xoài tứ quý vàng xã Tân Phú (Tam Bình), lo ngại nhất là giá cả trái cây lên xuống thất thường, lúc vụ nghịch thì giá cao, khi vào vụ thu hoạch rộ thì rớt khiến nhiều hộ thua lỗ.

Một số loại như thanh long, xoài rớt giá là do mấy năm nay vùng ĐBSCL nông dân ồ ạt mở rộng diện tích trồng trong khi gần đây thương lái Trung Quốc ít ăn hàng hơn vì trong vùng có nhiều loại trái cây vào mùa thu hoạch nên kéo theo giá giảm.

Theo Bộ Nông nghiệp- PTNT, Nam Bộ hiện có hơn 414.000ha trái cây các loại với sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn mỗi năm, với 10 chủng loại được các địa phương trồng với diện tích lớn gồm: xoài, chuối, nhãn, thanh long, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng và quýt.
 
Tuy nhiên, việc cung cấp theo mùa vụ tự nhiên, sản lượng lớn, tập trung vào thời gian chính vụ thường tạo nên sự mất cân đối cung cầu, giá bán và hiệu quả sản xuất chưa cao.

Đẩy mạnh sản xuất rải vụ 

Từ năm 2013, Bộ Nông nghiệp- PTNT quyết định đưa 5 loại trái cây, gồm: xoài, nhãn, thanh long, sầu riêng và chôm chôm vào sản xuất rải vụ, bước đầu cho kết quả khả quan.

Cụ thể, nhà vườn Tiền Giang và Bến Tre áp dụng cho chôm chôm trái vụ vào tháng 12 (thay vì tháng 6 như bình thường), “né” chôm chôm Thái Lan. Nếu chôm chôm chính vụ giá dao động 5.000- 13.000 đ/kg, thì rải vụ giá tới 18.000- 35.000 đ/kg.
 
Hay sầu riêng ở ĐBSCL cho trái vào tháng 1, 2, 3, 4, sớm hơn sầu riêng miền Đông nên bán được giá từ 45.000- 60.000 đ/kg, lợi nhuận khoảng 396 triệu đồng/ha, cao gấp 1,8 lần so với chính vụ. Bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, quýt đường đang cho trái quanh năm, cần điều chỉnh cho trái nhiều từ tháng 3 đến tháng 9 để tránh đụng với trái cây miền Bắc và Trung Quốc…

PGS. TS Phạm Văn Dư- Cục phó Cục Trồng trọt cho rằng, đã có một số trái cây rải vụ thành công về năng suất và giá cả.

Tuy nhiên, việc rải vụ cần được Bộ Nông nghiệp- PTNT chỉ đạo thống nhất giữa các địa phương với nhau, nhằm tránh trùng lắp, thừa sản lượng. Bên cạnh, cần có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như đường, đê bao, điện, nước… tạo thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển trái cây. Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, xuất khẩu trái cây vào những thị trường lớn và mở rộng thị trường mới.

Có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất trái cây, ký kết với nông dân tiêu thụ trái cây, xây nhà máy chế biến, kho trữ.

Cùng với rải vụ, Bộ Nông nghiệp- PTNT chủ trương đẩy mạnh sản xuất trái cây theo mô hình GlobalGAP, VietGAP, tăng chất lượng và sức cạnh tranh; đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho trái cây.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa- Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, thời gian tới, BCĐ sản xuất trái cây rải vụ và Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam sẽ tập trung thu thập thông tin về kỹ thuật đối với từng loại trái cây để thông tin cho bà con nông dân tham khảo. Ngoài ra, còn nắm tình hình nghiên cứu xem thị trường cần trái gì, giai đoạn nào để điều tiết sản xuất rải vụ thích hợp, hiệu quả hơn.

Một số loại cây trồng ở Vĩnh Long tiếp tục đưa vào thực hiện rải vụ thời gian tới là xoài với diện tích hơn 4.800ha, thời gian thu hoạch rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Sầu riêng hiện có khoảng 2.500ha, trồng tập trung ở Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít và Tam Bình, thời gian xử lý nghịch vụ khoảng 700ha được thống nhất từ tháng 5 đến tháng 10. Nhãn có diện tích khoảng 8.000ha, thời gian rải vụ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Nguồn: báo Vĩnh Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 378


Hôm nayHôm nay : 21179

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 538681

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70765996