Ông chủ vườn chuối tậu xe hơi, xây biệt thự
Theo tin tức trên báo Dân Việt, với 3ha chuối, dự kiến cho thu về hơn 3 tỷ đồng vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, ông Nguyễn Văn Thu ở thôn Địa Mối xã An Sinh (Đông Triều –Quảng Ninh) chia sẻ, trồng chuối đúng là “làm chơi, ăn thật”.
Được biết, ông Thu sinh năm 1958, sau khi xuất ngũ về quê, ông cũng như baongười nông dân khác, “gác súng gươm” về với ruộng đồng. Ngoài làm ruộng, ông Thu còn chạy chợ ngược xuôi, buôn bán đủ các nghề để nuôi 5 đứa con ăn học. Khi tích luỹ được một số vốn kha khá, ông Thu đã quyết định mua thêm đất để chuyển hướng sang làm kinh tế trang trại.
Mất tới 5 năm trồng vải để cho thu hoạch nhưng sau những chuyến đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương, ông Thu trở về đã đưa ra một quyết định đầy táo bạo, chặt hết cả vườn vải 3 ha mà bao lâu nay gia đình ông dày công trồng trọt mới được tới ngày thu quả. “Nhiều người khi đó còn tới khuyên bảo tôi là không nên lãng phí như thế, để có được vườn vải phải mất 5 năm trời, dù giá có lúc thấp, lúc cao nhưng mỗi năm trừ chi phí cũng thu về hàng trăm triệu đồng thì tại sao lại phá đi. Nhưng tôi vẫn quyết định chặt hết và có người còn cho tôi là điên khùng”, ông Thu chia sẻ với PV Dân việt.
Sau khi chặt hết vải, ông chuyển sang trồng na, thời điểm đó, na trồng sau 3 năm đã cho thu quả, vừa được mùa lại được giá, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Mỗi năm, trừ hết chi phí, vườn na cũng đem lại cho gia đình ông thu nhập hơn 300 triệu đồng, gấp đôi so với thu nhập từ vườn vải trước đó. Những tương có được một vườn na với 3ha, cho thu nhập ổn định, ông Thu sẽ “yên phận” với loại cây trồng này cho tới khi về già. Tuy nhiên, chỉ sau một lần đi tham quan ở Thái Lan, thấy có những mô hình trồng chuối rất thành công, ông Thu quyết định mua giống về trồng thử.
Trong khi, trồng na cũng có thu nhập cao, ổn định thật nhưng rất vất vả, tốn nhiều công chăm sóc, mỗi năm phải mất khoảng 300 triệu tiền thuê công nhân, chuối thì trồng lại nhàn hơn nên tôi đã quyết định chuyển đổi một lần nữa”, ông Thu nói. Cả một vườn na bao công chăm bón đang cho thu hoạch, ông Thu lại đưa máy móc và thuê nhân công chặt bỏ hết, một lần nữa, ông lại bị người dân địa phương cho là bị khùng điên. Ông chỉ cười và nói với mọi người đúng lời khuyên của các cụ để lại “trẻ trồng na, già trồng chuối”.
Với đức tính cần cù chịu khó, người nông dân chất phác, mộc mạc không ngại khổ, ngại khó, giành hết tâm huyết cho trồng trọt đã giúp ông làm giàu ngay trên mành vườn của gia đình mình. Hiện nay, mỗi năm từ trồng trọt cũng đem lại thu nhập cho ông Thu hàng tỉ đồng, riêng vụ chuối năm nay dự kiến 3 tỷ đồng. Từ trồng trọt, ông Thu đã xây được một ngôi biệt thự khang trang, sắm sửa đầy đủ các phương tiện sinh hoạt đắt tiền và đặc biệt là ông Thu còn có cả xe hơi trị giá vài trăm triệu đồng.
Nông dân Hòa Bình đua mua Camry, chơi iPhone 6
Đi dọc quốc lộ 6, đoạn thị trấn Cao Phong, Hòa Bình thấy choáng ngợp bởi những sạp cam đẹp mắt, căng tròn, bày bán la liệt. Nhiều người còn bất ngờ khi thấy những chiếc xe lưu thông trên đoạn đường nảy chủ yếu là ô tô con; bên đường, trước cửa nhiều hộ gia đình có đến 2-3 chiếc ô tô. Những nhà cao tầng san sát nhau, nhiều ngôi nhà, biệt thự mới đang tiếp tục mọc lên.
Theo nguồn tin từ báo VTC news, ở thị trấn này có tất cả hơn 400 hộ trồng cam. Người dân Cao Phong xây được biệt thự, sắm được ô tô chủ yếu là nhờ làm nông nghiệp chứ không phải kinh doanh, cam bạt ngàn đang vào vụ. Trên đường đồi rộng vẫn thấy thấp thoáng những chiếc xe ô tô cùng những chủ vườn lên thăm cam. Nhiều gia đình ở đây “phất” lên thành đại gia, tỷ phú chỉ trong 1 - 2 vụ cam được mùa.
“Nhờ cam cả đấy. Ở đây cứ nhắc đến cam, thì có nghĩa là tiền tỷ. Gần như ông nào cũng có ô tô chạy hết, nào là Camry, nào là Fotuner, Lexus...”, bà chủ quán cafe ở tiểu khu 3, thị trấn Cao Phong khẳng định.
Không chỉ sắm xe sang cho bản thân, các lão nông đại gia còn mua siêu xe để tặng cho con cái. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Thế Bình, ngày cưới con trai, ông không tặng vàng bạc, không nhẫn, mà quyết định mua... một chiếc xe Lexus trị giá 3,7 tỷ đồng làm quà.
Ông Tạ Đình Đào ở khu 5 cũng được nhắc đến với tư cách là một tỷ phú có hạng ở vùng đất này. Từ hai bàn tay trắng, không qua trường lớp nào, mọi việc đều tự học hỏi, ông đổ công sức vào cây cam, chỉ tính riêng trong năm 2013 ông đã thu về hơn 3 tỷ đồng từ 150 tấn cam thu hoạch được.
Tự thưởng cho mình, ông Đào bỏ ra tỷ rưỡi tậu chiếc Camry 2.4 phục vụ đi lại từ nhà đến vườn cam. “Được mùa, được giá như vụ cam năm nay, nhiều hộ mua ô tô không khó, có hộ còn mua được mấy chiếc đấy chứ”, ông Đào cho biết.
Không những vậy, với những đại gia "cam" trẻ tuổi, họ còn sử dụng điện thoại Iphone 6 điều tiết các công việc như tưới nước, chăm bón ở vườn cam nhà mình.
Nông dân xây biệt thự nhờ nuôi gà
Khởi nghiệp từ năm 2005, đến năm 2009, vợ chồng anh Nguyễn Văn Viễn (Tổ 5, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) đã có thể xây nhà biệt thự. Đến nay, gia đình anh không chỉ mở rộng diện tích, quy mô trang trại của gia đình mình mà còn có thêm vốn để giúp đỡ anh em làm trang trại. Ít ai ngờ, cơ ngơi ấy của anh chị chỉ từ nuôi gà quy mô trang trại mà ra.
Theo nguồn tin trên báo Dân Việt, trước năm 2005, Anh Viễn làm nghề sửa xe máy, vợ anh bán rau dạo khắp các con đường to, nhỏ ở Hà Đông. Đôi vợ chồng trẻ với hai đứa con nhỏ lại thêm bố mẹ đã già yếu nên dù làm vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn. Được người chị gái ruột mách cho là ở nhiều nơi người ta chăn nuôi trang trại “trúng lắm” nên vợ anh Viễn quyết tâm thuyết phục chồng xây trang trại nuôi gà.
Những tưởng chồng không đồng ý, chị vợ rất lo lắng nhưng anh lại động viên và khuyến khích làm. Được chồng đồng thuận, chị lại càng quyết tâm. Ban đầu anh chị gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vốn. Để xây dựng trang trai theo tiêu chuẩn, số vốn bỏ ra không hề nhỏ. Đặc biệt, ở thời điểm những năm 2005 thì con số 500 triệu đồng là cả một gia tài đối với vợ chồng anh nông dân nghèo. Hai bàn tay trắng, kinh nghiệm chưa có anh chị bị sự phản đối kịch liệt của bố mẹ và bà con họ hàng. Ai cũng lo anh chị làm ăn vỡ nợ nên chẳng dám cho vay mượn.
Khi cô em chồng được đền bù giải tỏa mặt bằng nên đã có chút vốn và đồng ý cho anh chị vay. Có vốn, anh chị bắt đầu tham khảo mô hình trang trại nuôi gà công nghiệp của những hộ đã thành công, nhận gà giống từ công ty và chăm nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Cứ khoảng từ 45 đến 60 ngày sau khi giao gà giống, công ty sẽ nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà thịt của trang trại.
Đến nay, trang trại của anh Viễn mỗi lứa nuôi trên 3 vạn gà, chi phí bỏ ra cho đến khi xuất chuồng cũng lên tới mấy trăm triệu
Bảo An (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tinNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn