11:00 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lươn không bùn - mô hình kinh tế mới ở Hưng Yên!

Thứ hai - 06/05/2019 11:06
(Cổng ĐT HND)- Đó là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi lươn truyền thống bởi chi phí đầu tư thấp, nhanh cho thu hoạch. Mô hình mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Vĩnh, xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi.
Lươn nuôi từ 7-8 tháng có thể xuất bán ra thị trường. Một cân lươn thịt ông bán với giá là 180.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí, gia đình ông thu từ 25-28 triệu đồng/năm.

Lươn nuôi từ 7-8 tháng có thể xuất bán ra thị trường. Một cân lươn thịt ông bán với giá là 180.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí, gia đình ông thu từ 25-28 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, ông còn kết hợp nuôi gà siêu trứng, nguồn phân của lươn, ông tận dụng làm thức ăn nuôi cá rô, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Vĩnh là hộ đầu tiên nuôi lươn ở xã Hồ Tùng Mậu và là thành viên của tổ Hội chăn nuôi thôn Gạo Bắc- Hồ Tùng Mậu. Tổ Hội này có 10 thành viên, trong đó có 8 hộ nuôi lươn, kết hợp với chăn nuôi gà, vịt, cá.
 
 
Với diện tích 60m2 dùng để nuôi lươn, mỗi bể nuôi được ông xây dựng trên diện tích 6m2, đáy có đường ống để dễ thoát nước. Xung quanh bể xây gạch và bạt nhựa bao quanh. Đáy là nền xi măng. Lươn là loài không ưa ánh sáng nên ông dùng những tấm nứa xếp thành bè che mát cho lươn. Ngoài ra, ông còn độn thêm rơm, cây chuối mục vào bể để tạo môi trường cho lươn phát triển.
 
 
Ông Vĩnh chia sẻ: Nguồn lươn giống đảm bảo được mua từ Thanh Hóa với giá 300.000 đồng/kg. Đó là những con giống khỏe mạnh, không bị sây sát và dị tật. Mỗi bể ông thả từ 250 - 300 con. Hiện tại, ông có 8 bể nuôi, với số lượng hàng nghìn con lươn nuôi và hơn một nghìn con lươn thịt.
 
 
Thức ăn chủ yếu cho lươn là cá tạp, ốc bươu vàng, một phần nhỏ là cám và men vi sinh. Cho lươn ăn một lần/ngày vào chiều tối. Nhờ tận dụng nguồn thức ăn ốc, cá đồng nên chi phí đầu tư nuôi giảm đáng kể.
 
 
Theo ông Vĩnh, lươn là loài dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, ưa nước sạch, nên hàng ngày ông tiến hành thay nước thường xuyên tạo điều kiện cho lươn sinh trưởng tốt. Đặc biệt khi lươn ăn xong, nghỉ ngơi thì tiến hành thay nước. Đồng thời bà con phải thường xuyên quan sát, bắt lươn chết hoặc yếu ra khỏi bể nuôi, vệ sinh đáy sạch sẽ, không để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước.
 
 
Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông còn chia sẻ kinh nghiệm nuôi lươn cho bà con nông dân và các thành viên trong tổ về nguồn giống, cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho lươn.
 
 
Có thể nói, ông Vĩnh là tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi với mô hình nuôi lươn không bùn tại địa phương.
Đào Thị Hương - Hội ND tỉnh Hưng Yên
http://www.hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 235


Hôm nayHôm nay : 62316

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1195462

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60203785