09:26 EDT Thứ năm, 09/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Bình: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Thứ năm - 16/05/2019 03:52
(Cổng ĐT HND) - Để khuyến khích các doanh nghiệp và các hộ gia đình đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Mô hình sản xuất dưa lưới của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kiến Giang

Mô hình sản xuất dưa lưới của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kiến Giang

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 11 doanh nghiệp và một số hộ gia đình đã và đang đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích trên 100ha. Trong đó, có 2 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tôn cấp chứng nhận; 3 doanh nghiệp sản xuất các loại nông sản; 2 doanh nghiệp sản xuất rau, củ, quả sạch; 2 doanh nghiệp trồng, chế biến các loại cây dược liệu và 2doanh nghiệpchăn nuôi bò thịt vỗ béo. 

Năm 2018, toàn tỉnh hỗ trợ xây dựng 3 mô hình với kinh phí khoảng 200 triệu/mô hình gồm: Trồng cây dược liệu có giá trị cao, hiện đang có tiềm năng thị trường tiêu thụ như: Sâm bố chính, đinh lăng, cà gai leo bằng biện pháp canh tác hữu cơ, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm của Israel tại thị trấn Nông trường Việt Trung (huyện Bố Trạch) trên diện tích 4 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đồng; trồng rau, quả an toàn trên giá thể, thủy canh trong nhà lưới như dưa lưới, dưa leo, cà chua, mướp đắng, rau ăn lá các loại với quy mô 1 ha nhà lưới/nhà màng tại phường Đồng Sơn (thành phố Đồng Hới), tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng; trồng rau, quả hữu cơ trong nhà lưới, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm của Israel tại xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy) với quy mô 2.000 m2 nhà lưới/nhà màng, kinh phí đầu tư khoảng 1 tỷ đồng. Đến nay, cơ bản các mô hình đang phát huy hiệu quả. 

Nhờ sự hỗ trợ kinh phí của huyện, năm 2016, HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Kiến Giang (HTX) ở thôn 1 Thanh Mỹ, Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy xây dựng 600m2 nhà lưới, trồng các loại: Dưa lưới, cà chua, rau màu theo tiêu chuẩn an toàn. 

Nếu giống dưa trong nhà lưới, mỗi cây cho tới 2 - 3 quả. Với diện tích 1.000 m2 Sản lượng dưa có thể lên đến 5 tấn. Đây là một điều tín hiệu vui mở ra triển vọng cho việc sản xuất nông nghiệp sạch ở Lệ Thuỷ.

Từ một cơ sở trồng nấm với quy mô nhỏ trên 100 m2, năm 2016 HTX Sản xuất nấm sạch và Kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh thôn Sơn Lý, Sơn Lộc, huyện Bố Trạch với vốn điều lệ 3,1 tỷ đồng, có 27 thành viên, với diện tích trồng nấm lên đến 8.000 m2. Đến nay, sản phẩm của HTX đã không chỉ có tiếng ở Quảng Bình và còn vươn ra một số tỉnh, thành khu vực miền Trung.

Trung bình mỗi năm, HTX trồng được 4 tấn nấm linh chi khô, 49 tấn nấm mộc nhĩ khô, 45 tấn nấm sò tươi, 3,6 tấn nấm rơm và sả xuất khoảng 150 lít rượu từ nấm linh chi, đưa lại doanh thu gần 10 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3,1 tỷ đồng.

Phát huy những kết quả đạt được, tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, diện tích ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt đạt ít nhất trên 550ha (ngô 150ha, khoai lang 190ha, cây ăn quả 100ha, hồ tiêu 15ha, rau củ quả các loại 27ha, nông sản hữu cơ 20ha, cây dược liệu 60ha). Đối với chăn nuôi, sẽ tập trung hình thành các Tổ hợp tác sản xuất theo hình thức khép kín với khoảng 10 hộ, tổ hợp tác và 35 trang trại, 2-3 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. Trong lĩnh vực thủy sản phấn đấu có ít nhất trên 40ha nuôi cá nước ngọt, 50ha nuôi tôm trên cát, 30ha nuôi tôm trong nhà màng, nhà kính ở TP. Đồng Hới, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh.

Ngoài 02 mô hình tiêu biểu trên đây, còn rất nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp, nông dân khác ở Quảng Bình đã và đang phát huy hiệu quả, nang lại nguồn thu nhập cao cho người lao động.

Trương Văn Hà
http://www.hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 115


Hôm nayHôm nay : 34457

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 464393

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60786350