07:36 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi ong mật: Một vốn, bốn lời

Thứ ba - 13/08/2013 20:38
Là huyện miền núi nghèo, năm 1996, Tuyên Hóa (Quảng Bình) nhận được sự hỗ trợ của dự án An toàn lương thực do Đức tài trợ với mô hình nuôi ong mật. Nhờ mô hình này mà đến nay, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Với đặc thù là địa bàn miền núi, có nhiều đồi rộng, độ che phủ rừng lớn nên mô hình nuôi ong nhanh chóng được nhân rộng ở Tuyên Hóa. Ban đầu, chỉ có 50 hộ tham gia nuôi 50 đàn nhưng đến nay tăng lên 3.230 đàn với 170 hộ. Trong đó, xã Kim Hóa có tới 120 gia đình nuôi ong, nhiều hộ phát triển trên 170 đàn. 

Để nuôi ong hiệu quả, cần đặt các thùng trong vườn rộng, nhiều cây xanh nhưng phải thoáng sạch, theo dõi sự phát triển của chúng hằng ngày. Ong thường đi ăn mật khá xa, cách thùng nuôi từ 2 - 3km. Cần vệ sinh thùng nuôi, không gian sống và đổi giống sau 2 năm để tạo điều kiện cho ong sinh sôi, phát triển. Ong phát triển mạnh từ tháng 3 đến tháng 6, vì vậy thời gian này cần theo dõi thường xuyên để ứng phó kịp thời khi có biến cố. 

Bên cạnh đó, công tác hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong cho nông dân rất được Ban quản lý dự án chú trọng. “Nghề nuôi ong không tốn nhiều thời gian và công chăm sóc nhưng lại cho thu nhập cao. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ các gia đình về kỹ thuật nuôi, nguồn giống và cách chăm sóc ong mật”, ông Mai Văn Thiệu, Chủ tịch Hội Nuôi ong huyện Tuyên Hóa vui vẻ cho biết. 

Lợi nhuận cao

Do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, mật được giá nên nghề nuôi ong đang được nhiều nông dân Tuyên Hóa lựa chọn. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ nghề này. Mỗi năm, hội viên Hội Nuôi ong huyện Tuyên Hóa thu nhập hơn 3 tỷ đồng từ bán mật và ong giống. Trung bình, mỗi chai mật người dân thu được 250.000 - 300.000 đồng. Riêng ong giống được bán với giá khá cao, 750.000 - 800.000 đồng/đàn. 

Gắn với nghề nuôi ong, Hội Nuôi ong huyện Tuyên Hóa thành lập, ông Thiệu là người đi đầu trong phong trào nuôi ong mật. Từ chỗ nuôi 1 đàn ong thí điểm năm 1996, đến nay, gia đình ông có 170 đàn. Mỗi năm, ông Thiệu bán ra thị trường 300- 400 đàn ong giống; thu nhập 150 - 170 triệu đồng/năm. “Chẳng có thần dược hay bí quyết gì lớn lao. Trước khi xác định nuôi ong, phải am hiểu tập tính của loài, chọn cho nó khoảng vườn thích hợp là được”, ông Thiệu chia sẻ kinh nghiệm. 

Dù bận bịu với công việc đồng áng nhưng gia đình bà Cao Thị Hương (xã Nam Hóa) vẫn chọn nuôi 5 đàn. Cầm chai mật vừa mới vắt, bà vui mừng nói: “Gia đình nuôi không nhiều nhưng cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Lâu lâu còn có món quà quê gửi cho người thân, bạn bè. Thời gian tới tôi sẽ mở rộng quy mô đàn ong để cải thiện kinh tế gia đình”.

Tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đến nay, huyện Tuyên Hóa vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm mật ong của địa phương. Không có nơi thu mua tập trung, hầu hết các hộ phải mang mật đi bán sỉ và lẻ cho các đầu mối và cửa hàng. Nhiều gia đình không tìm được đầu mối thu mua nên thường mang mật ra chợ bán, tiêu thụ trực tiếp ngay tại nhà. 

“Số lượng đàn ong ngày càng tăng, hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, đầu ra vẫn là điều mà cả người dân và chúng tôi trăn trở. Hy vọng, thời gian tới sẽ xây dựng được thương hiệu cho mật ong huyện nhà, đồng thời chúng tôi cũng cần sự trợ giúp của ngành chức năng về đầu mối tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, du nhập các giống ong mới để nghề này phát triển bền vững”, ông Thiệu chia sẻ.

Quỳnh Anh
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 132


Hôm nayHôm nay : 39962

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153004

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72835713