18:01 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ông Quân “gà Mía”

Thứ năm - 28/02/2013 02:43
Đầu xuân Quý Tỵ 2013, chúng tôi có dịp thăm làng cổ Đường Lâm (TX Sơn Tây, Hà Nội), được mệnh danh "đất hai vua" - nơi sinh của Phùng Hưng, Ngô Quyền. Tìm hiểu về chăn nuôi chúng tôi được giới thiệu ngay đến nhà ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi) ở thôn Đông Sàng.

Ông được bà con đặt cho cái tên thân thiện là Quân “gà Mía” bởi đã nuôi giống gà đặc sản này từ lâu. Tiếp chuyện với chúng tôi, ông cho biết người dân nơi đây thường không gọi “con gà Mía” mà thường gọi là “anh gà Mía”, bởi giống này được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

"Gà Mía có đầu nhỏ, mình vuông; lúc còn nhỏ, da có màu đỏ au như trái gấc chín nhưng khi nuôi đạt trọng lượng khoảng 2 kg trở lên da chuyển sang màu vàng. Gà trống trưởng thành nặng từ 5 - 6 kg (nếu gà Mía lai thì không đạt được trọng lượng này), gà mái nặng từ 2,7 - 3,2 kg. Gà trống có thân hình to, dài, hình chữ nhật, phần lớn có màu mận chín, tuy nhiên cũng có màu đen, rất ít lông. Khi trưởng thành ở má ngoài chân gà trống có một vệt màu đỏ từ trên xuống đến ngón chân trông giống như sợi chỉ.

Cả gà trống và mái đều có mào cờ (đơn), tích tai chảy, da chân màu vàng nhạt, nhiều gà có yếm trải dài. Với gà mái đa số có bộ lông màu lá chuối khô hoặc màu trắng nhờ, chân nhỏ, nhanh nhẹn; đặc biệt, sau khi đẻ từ 4 - 5 lứa, lườn chảy xuống giống như yếm bò (đây là nét đặc trưng gà mái)", ông Quân chia sẻ.

Nếu lần đầu tiên được thưởng thức gà Mía, sẽ khó ai có thể quên được vị ngọt, đậm đà dai thịt chứ không mềm, nhũn như gà công nghiệp và cũng không dai quá như gà ta, mà dai mềm, thơm thịt, chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Đặc biệt hương vị thịt thơm, da ăn rất giòn, nhất là gà trống thiến có chất lượng thịt rất khác lạ: thịt chắc, màu trắng, da vàng, đậm ngọt.


Đàn gà Mía của ông Nguyễn Quốc Quân

Với hương vị và chất lượng gà ngon như vậy nên đất Đường Lâm vẫn tương truyền gà Mía là sản vật tiến vua. Ông Quân cũng kể luôn cho chúng tôi là các cụ truyền lại rằng xưa kia, con gà Mía trống mà đạt được trọng lượng từ 6 - 7 kg sẽ được tuyển chọn làm vật tiến vua và tế lễ đầu năm tại đình làng.

Về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà Mía cũng không quá khó. Không giống như nuôi gà công nghiệp là chỉ cho gà ăn cám công nghiệp là đủ, mà phải theo phương thức nuôi thả vườn. Gà được vận động và ăn cả thức ăn xanh (rau, củ, quả...) mới đảm bảo khoẻ mạnh, tốc độ lớn và chất lượng thịt.

Thực tế ông Quân cũng đã nuôi gà Mía theo kiểu công nghiệp song giống nhanh thoái hoá, không đảm bảo sinh trưởng, phát triển và chất lượng thịt. Để gà sinh trưởng phát triển tốt, cần chú ý một số khâu cơ bản đó là chọn giống tốt, đúng giống gà Mía, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, có "sân chơi". Phải thực hiện nghiêm quy trình phòng bệnh bằng vacxin. Chế độ dinh dưỡng thì chủ yếu cho gà ăn thóc, cám gạo, ngô nghiền, rau xanh, bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là ở giai đoạn đẻ trứng và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà.

Một kinh nghiệm nữa mà ông cho hay là phải cho gà vận động và ăn thêm rau xanh, một số cây thuốc nam như cây trà khổng lồ để đàn gà luôn khoẻ, không bị nhiễm bệnh.

Ông Quân khẳng định nuôi gà Mía có thể làm giàu được. Cuối năm 2012, nhất là dịp giáp Tết Quý Tỵ gà Mía tại quê ông có giá 160.000 - 180.000 đ/kg, nhiều người tìm mua nhưng cung không đủ cầu. Giá trứng gà Mía giống đúng thời vụ rất cao, khoảng 5.000 - 6.000 đ/quả (có lúc lên 8.000 đ/quả), gà giống 1 - 2 ngày tuổi từ 13.000 – 16000 đ/con.

Ông Tạ Văn Tường, GĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội:

Trung tâm sẽ phối hợp với các ngành liên quan tập trung xây dựng thương hiệu "gà Mía Đường Lâm", tạo được chuỗi tiêu thụ sản phẩm từ khâu SX đến tiêu thụ, để người tiêu dùng được thưởng thức đúng chủng loại gà Mía Đường Lâm; đồng thời giúp người chăn nuôi lưu giữ giống gốc có hiệu quả...

Ông Quân vừa nuôi gà thương phẩm, vừa ấp trứng giống bán cho bà con. Với diện tích 1.500 m2 (trong đó khoảng 1.000 m2 chăn nuôi trên 300 gà Mía), hằng năm ông thu từ chăn nuôi khoảng 150 triệu đ/năm (bình quân trên 10 triệu đ/tháng). So với những người kinh doanh buôn bán thì không có gì là lớn song với ông một người chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ ở một miền quê thì đây cũng là nguồn thu lý tưởng.

Hiện tại ông còn là Chi hội trưởng chăn nuôi của trên 20 hộ trong xã với gần chục ngàn gà Mía vừa làm giống vừa nuôi thương phẩm. Ông động viên các hội viên trong chi hội làm sao giữ được giống gốc, giống thuần để cung cấp cho bà con trong xã nhân rộng.

Lợi ích là như vậy song ông cũng còn không ít trăn trở, là việc nuôi giữ gà giống thuần chủng. Đã có thời nhiều gia đình phải cho lai với một số giống khác để đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Việc xây dựng thương hiệu "gà Mía Đường Lâm" cũng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Mặt khác tính thích nghi của gà Mía vẫn theo phương thức nuôi thả vườn mới đảm bảo chất lượng thì việc mở rộng quy mô chăn nuôi cũng còn nhiều khó khăn.
 

Viết Hùng sưu tầm từ nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 326


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1598338

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74645309