21:45 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Trị hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

Thứ tư - 16/05/2018 04:25
Trưởng Văn phòng Đại diện Báo KTNT tại Hà Tĩnh vừa có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị.
Nhân chuyến công tác của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vào thăm và làm việc với Đảng bộ, nhân dân tỉnh Quảng Trị, Trưởng Văn phòng Đại diện Báo KTNT tại Hà Tĩnh có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị.
 
 
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Trị đã thực hiện lộ trình đến đâu rồi thưa ông?
 
Có thể nói, Quảng Trị được ví như một vùng đất thép, nơi chịu nhiều thương đau mất mát từ cuộc chiến tranh chống Mỹ ác nghiệt nhất với hàng triệu tấn bom đạn của giặc Mỹ trút xuống. Nhưng người Quảng Trị “gan đồng, dạ sắt” luôn đoàn kết bên nhau nở nụ cười chiến thắng. Trong công cuộc đổi mới quê hương đất nước, Quảng Trị bắt tay thực hiện Chương trình MTQG-XDNTM, đồng thời thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg.
 
Với những tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, Quảng Trị lựa chọn mục tiêu là địa phương tiên phong về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên quy mô lớn gắn với các sản phẩm chủ lực là Gạo hữu cơ chất lượng cao, cà phê Arabica Khe Sanh, Hồ tiêu Quảng Trị và cây ăn quả đặc sản. Định hình một nền sản xuất nông nghiệp mới, biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế phát triển, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái trong các chuổi du lịch khác. Vì thế, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và ngành Nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới theo hướng chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị theo chuỗi liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất thông qua Doanh nghiệp… tạo sản phẩm có quy mô lớn, đồng nhất, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; hình thành mới hơn 100 mô hình có hiệu quả (năm 2017), góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, ổn định tốc độ tăng trưởng nông - lâm - thủy sản bình quân hàng năm đạt 3,7%, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, tăng thêm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
 
12.jpg

Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT bên trái, tiếp đến là Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính, Tống giám đốc Cty Ong biển Trần Ngọc Nam chứng kiến nông dân phấn khởi được mùa lúa hữu cơ.

Cách làm thưa ông?
 
Xác định điểm nghẽn lớn nhất trong sản xuất hiện nay là việc tổ chức sản xuất, thu hút, liên kết với doanh nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, chúng tôi đã tăng cường đẩy mạnh xúc tiến, tiếp xúc với nhiều đối tác Doanh nghiệp lớn nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác. Bước đầu đã liên kết với một số Doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Liên kết phát triển vùng nguyên liệu Dứa phục vụ xuất khẩu); Công ty TNHH TM Đại Nam – NM sản xuất phân bón Obi – Ong biển; Tập đoàn Sumitomo, Tập đoàn FLC phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Tập đoàn ISE food…
 
Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã được tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, có chỗ đứng trên thị trường nội địa và xuất khẩu theo chuổi hàng hóa như: Gạo hữu cơ Quảng Trị, Gạo canh tác tự nhiên Triệu Phong; Cà phê Arabica Khe Sanh; Chè Vằng hòa tan; Cà gai leo An Xuân; Tiêu Cùa, Tiêu Vĩnh Linh…
 
Nổi bật nhất là mô hình liên kết sản xuất Gạo hữu cơ Quảng Trị giữa các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn với Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đại Nam – Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ Obi - Ong biển Bà Rịa, Vũng Tàu. Mô hình này đã khẳng định sự thành công, bền vững trên đất Quảng Trị, bởi người nông dân rất phấn khởi, hưởng ứng với sức lan tỏa của cách làm mới, thay đổi tư duy sản xuất lúa trên địa bàn như một cú đột phá ngoạn mục.
 
Ông có thể nói rõ về hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất gạo hữu cơ Quảng Trị?
 
Để có được thành công về mô hình này, ngày 20 tháng 3 năm 2017, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập Đoàn Đại Nam – Nhà máy sản xuất phân bón Obi – Ong biển với các mục tiêu cụ thể như sau: Quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh chỉ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Obi – Ong biển và nước tưới tuyệt đối không sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón vô cơ nào. Còn nói về đầu ra cho nông dân, Cty thu mua và bao tiêu toàn bộ sản phẩm tươi  và trả tiền ngay tại chân ruộng. Vì thế  nông dân Quảng Trị phấn khởi truyền miệng nhau với câu nói, được giá “Tiền tươi, thóc thật”. Đồng thời Cty cùng bắt tay với nông dân xây dựng Thương hiệu nông sản Quảng Trị; Xây dựng nhà máy chế biến sản xuất Gạo hữu cơ Quảng Trị và nhà máy xử lý chất thải, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh; Nhà máy chế biến sâu từ các sản phẩm gạo hữu cơ Quảng Trị như mỹ phẩm, rượu, thực phẩm, nấm rơm...
 
Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty TNHH sản xuất Thương mại Đại Nam đã tiến hành ký kết hợp đồng với 13 hợp tác xã, tổ hợp tác thuộc 6 huyện, thành phố để xây dựng vùng sản xuất Gạo hữu cơ nâng dần tổng diện tích thực hiện năm sau cao hơn năm trước.
 
23.jpg
Nông dân được doanh nghiệp thu mua sản phẩm và trả tiền mặt ngay tại chân ruộng 
Doanh nghiệp đã có những cách làm gì để giúp nông dân đôi bên cùng phát triển thưa ông?
 
Doanh nghiệp đã hỗ trợ cho nông dân ứng trước phân bón với giá 8.500.000 đồng/ha, cuối vụ khấu trừ qua sản phẩm lúa đảm bảo tiêu chuẩn thu mua từ mô hình; hỗ trợ chênh lệch giá giống với mức 1.400.000 đồng/ha; thu mua lúa tươi với giá 8.000 đồng/kg ngay tại ruộng (cao hơn 45% so với giá lúa khô trung bình); cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên chăm lo hướng dẫn, theo dõi, giám sát thực hiện theo quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn, theo hướng hữu cơ đã được Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty Đại Nam ban hành nội bộ.
 
Có thể nói, đây là mô hình hoàn toàn không sử dụng phân bón vô cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu bệnh, chỉ sử dụng phân hữu cơ Ong biển nhưng vẫn cho năng suất đảm bảo yêu cầu đặt ra, toàn bộ sản phẩm được thu mua và trả tiền tươi ngay tại ruộng, đảm bảo hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
 
221.jpg

Nông dân Quảng Trị hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

Nông dân cảm nghĩ như thế nào đối với cách sản xuất này?
 
Nói về hiệu quả kinh tế: Năng suất lúa luôn bình quân đạt từ 56 tạ/ha, có nơi đạt trên 70 tạ/ha, cho thu nhập bình quân 45 triệu đồng/ha, nơi cao đạt 56 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí giống, phân bón, làm đất, thu hoạch cho lãi bình quân 26 triệu đồng/ha, nơi có năng suất cao cho lãi 38 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất đại trà từ 6-18 triệu đồng/ha từ trước. Như vậy, qua 2 vụ SX với 250 ha lúa liên kết  theo hướng hữu cơ, với tổng sản lượng thu được là hơn 1.360 tấn, tổng thu nhập của mô hình là 9.480.000.000 đồng, lãi toàn mô hình qua 2 vụ là 4.810.000.000 đồng. Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha lúa hữu cơ/2 vụ là 80 – 90 triệu đồng.
 
Có thể khẳng định, mỗi hecta canh tác lúa hữu cơ nông dân có lãi 26 – 38 triệu đồng/ha/vụ, tương đương 52 – 72 triệu đồng/ha/2 vụ, cao gấp đôi so với sản xuất lúa đại trà. Bên cạnh đó, thương hiệu Gạo hữu cơ Quảng Trị mặc dù mới chỉ có mặt trên thị trường trong thời gian ngắn nhưng đã trở thành thương hiệu mạnh, đã được đưa vào phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn như: 7 Eleven, thành phố HCM...
 
Từ thành công bước đầu về giá trị kinh tế theo hướng SXNN hữu cơ, còn nói về môi trường thưa ông?
 
Về an toàn thực phẩm, mô hình này đã giúp nông dân nâng cao nhận thức của  theo hướng không sử dụng thuốc BVTV, tập trung sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục, tạo ra sản phẩm nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất về việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững không tất yếu phải phụ thuộc vào phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu bệnh.
 
Nói về môi trường, việc không sử dụng thuốc BVTV và phân bón vô cơ, đã giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loài thủy sinh sống trong ruộng lúa luôn được duy trì và phát triển. Theo ghi nhận của cán bộ kỹ thuật cho thấy, những ruộng lúa áp dụng mô hình SX hữu cơ đã xuất hiện nhiều đối tượng thiên địch như: nhện lưới, ong xanh, chuồn chuồn, các loại cá, ốc, tôm, tép… với mật độ cao, khác hẳn các ruộng canh tác theo phương thức vô cơ, sử dụng thuốc BVTV. Đồng thời, ruộng sản xuất hữu cơ nên các đối tượng sâu bệnh ít phát sinh và phát triển, điển hình như vụ Hè Thu 2017, mặc dù sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh chịu nhiều bất lợi do thiên tai và dịch bệnh (rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen), nhưng ghi nhận từ mô hình này cho thấy, 100% diện tích không nhiễm bệnh lùn sọc đen; năng suất luôn đảm bảo và vượt trội. 
 
Định hướng phát triển mô hình nông nghiệp của Quảng Trị trong thời gian tới là gì, thưa ông?
 
Phát huy những kết quả đạt được trong các mô hình liên kết tiêu biểu, Quảng Trị tiếp tục định hướng để phát triển một nền nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và hữu cơ quy mô lớn, trước hết tập trung xây dựng, phát triển và mở rộng diện tích sản xuất gạo hữu cơ Quảng Trị. Đây được xem là giải pháp đột phá để tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
 
Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và PTNT chúng tôi cùng với Công ty Đại Nam – Nhà máy sản xuất phân bón Obi – Ong biển sẽ tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất gạo hữu cơ Quảng Trị với quy mô 500 ha trong vụ Hè Thu 2018, ước sản lượng khoảng 3.000 tấn. Đồng thời, xúc tiến để xây dựng Nhà máy chế biến gạo hữu cơ Quảng Trị (dự kiến đi vào hoạt động tháng 8/2018) nhằm mục tiêu ổn định đầu ra, mở rộng diện tích sản xuất.
 
Phấn đấu đến năm 2020, diện tích sản xuất lúa hữu cơ đạt 5.000 – 10.000ha. Ngoài ra, tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất hữu cơ trên các đối tượng cây trồng như: Hồ tiêu mang chỉ dẫn địa lý Quảng Trị (Vĩnh Linh, Cam Lộ); Cây ăn quả đặc sản (Cam K4 – Hải Lăng; Bưởi da xanh – Cam Lộ, Vĩnh Linh); Thử nghiệm phục hồi diện tích Cà phê Arabica già cỗi bằng công nghệ Obi – Ong biển… Mục tiêu đến năm 2020, có 10.000ha sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, có liên kết với Doanh nghiệp để phát triển chuỗi giá trị các cây trồng, con nuôi chủ lực.
 
Vâng, xin chúc Quảng Trị phấn đấu thành công trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg, là tỉnh đi đầu hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.
 
 

 

 Anh Bình /kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 456183

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73503154