17:32 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần 1 tháng 8/2015

Thứ hai - 10/08/2015 03:10
Giá gạo các châu Á phần lớn là không thay đổi. Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 365- 375 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Việt Nam 25 USD/tấn hiện giá 340-350 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 385- 395 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 45 USD/tấn hiện giá 340-350 USD/tấn.

Gạo Thái Lan 25% tấm hiện giá 350-360 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại Việt Nam 25 USD/tấn hiện giá 325-335 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 25% tấm hiện giá 350-360, cao hơn gạo Pakistan 40 USD/tấn hiện giá 310 320 USD/tấn. Giá gạo vào ngày 8/8/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 8/8/2015 so với ngày 1/8/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

1/8/2015

8/8/2015

1/8/2015

8/8/2015

1/8/2015

8/8/2015

1/8/2015

8/8/2015

8/8/2015

Gạo 5%

380-390

375-385

335-345

340-350

385-395

385-395

345-355

340-350

425-435

Gạo 25%

350-360

350-360

325-335

325-335

350-360

350-360

315-325

310-320

410-420

Gạo đồ

375-385

375-385

 

 

375-385

375-385

415-425

415-425

 

Gạo thơm

860-870

855-865

485-495

485-495

 

 

 

 

835-845

Tấm

320-320

320-320

310-320

310-320

305-315

305-315

285-295

280-290

350-360

1.Thái Lan

Hạn hán và thiếu nước đã gây thiệt hại 240.000 ha vụ lúa chính, hoặc 19% diện tích 1,28 triệu ha của 22 tỉnh miền Trung Thái Lan. Cục Kinh tế Nông nghiệp (OAE) đã dự báo sản lượng năm 2015 của vụ lúa chính sẽ giảm 14% xuống còn 23,3 triệu tấn so với 27,1 triệu tấn năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ giảm 18% xuống còn 9 triệu tấn so với 10,97 triệu tấn năm 2014 do cạnh tranh gay gắt với Việt Nam và Ấn Độ cũng như dự kiến ​​nguồn cung để xuất khẩu bị hạn chế.

Thái Lan xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo trong sáu tháng đầu năm 2015, giảm 5% so với năm 2014 do xuất khẩu gạo trắng và gạo đồ giảm mạnh. Do hạn hán, giá lúa trắng tăng đáng kể lên 242 USD/tấn (5.280 đồng/kg) so với 227 USD/tấn ( 4.953 đồng/kg) trong tháng 6/2015. Giá gạo thế giới dự kiến ​​sẽ tăng từ 10-20% nếu như hạn hán El Nino có khả năng làm sản lượng lúa ở các nước châu Á, bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Bộ Thương mại Thái Lan đang có kế hoạch bán đấu giá hơn 660.000 tấn gạo dự trữ vào ngày 11/8/2015. Đây là phiên đấu giá thứ năm trong năm 2015 và là thứ 9 sau khi chính quyền quân sự lên nắm quyền.

Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (Thailand Development Research Institude TDRI) đề nghị chính phủ thành lập thêm "Viện Phát triển Thị trường gạo ' (Rice Market Development Institute) để tăng cường nghiên cứu, phổ biến các thông tin đáng tin cậy cho nông dân, chủ nhà máy xay xát và thương nhân, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu gạo dự  trữ cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh gạo xuất khẩu Thái Lan. Trong bối cảnh xuất khẩu gạo Thái Lan đối mặt với cạnh tranh gay gắt với Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan rất cần có nguồn thông tin thị trường đáng tin cậy giúp họ đưa ra quyết định đúng mà để không ảnh hưởng đến thu nhập của họ cũng như uy tín của gạo Thái trên thị trường thế giới.

2. Việt Nam  

Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trong tháng 6/2015 sau khi giảm mạnh tháng 5/2015. Tỷ lệ xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Á, châu Phi và Mỹ tăng trong khi xuất khẩu sang châu Âu giảm.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam xuất khẩu được 2,94 triệu tấn gạo trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, có 680.798 gạo 5% tấm, chiếm tỷ lệ 28%; 438.620 tấn gạo 15% tấm, chiếm 20%; 455.736 tấn gạo Jasmine, chiếm 19%; 231.147 tấn gạo IR50404, chiếm 13%; 175.028 tấn nếp, chiếm 6% và 338.296 tấn gạo khác mà đa phần là tấm, chiếm 14%. Các nước châu Á là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam trong thời gian trên, đạt 2,134 triệu tấn, chiếm 73%; kế đến là châu Phi với số lượng 406.012 tấn, chiếm  14%; châu Mỹ được 323.145 tấn, chiếm 11%; châu Âu được\ 48.012 tấn, chiếm 2%; châu Úc được 17.795 tấn, chiếm 1%.

3. Bangladesh

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo nhập khẩu gạo Bangladesh niên vụ 2015-16 còn 600.000 tấn, giảm 51% so với 1,22 triệu tấn năm 2014 do mức cung trong nước cao và mức thuế 10% đối với gạo nhập khẩu Ấn Độ giá rẻ đã được áp đặt vào tháng 5/2015. Diện tích trồng lúa 11,8 triệu ha và sản lượng 34,8 triệu tấn

4. Myanmar

Chính phủ Myanmar đã quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo cho đến ngày 15/9/2015 nhằm tránh tăng giá gạo trong thời gian lũ lụt. Giá gạo đã tăng mạnh ở một số khu vực bị ngập lụt như tỉnh Chin và Rakhine. Chính phủ đang có kế hoạch để điều gạo đến vùng bị ảnh hưởng mưa lũ vào cuối tuần này.

Chính phủ Myanmar dự báo ​​sản lượng lúa còn 14 triệu tấn (8.96 triệu tấn gạo) năm 2015. Chính phủ dự kiến xuất khẩu 2 triệu tấn gạo sau khi xuất khẩu 1,8 triệu tấn gạo trong năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Myanmar đạt sản lượng 20 triệu tấn lúa (12,8 triệu tấn gạo) và xuất khẩu 2 triệu tấn gạo năm 2015.

5. Indonesia

Chính phủ Indonesia yêu cầu các Công ty Lương thực nhà nước duy trì mức dự  trữ an toàn tối thiểu là 2 triệu tấn vào cuối năm 2015. Để đẩy mạnh việc thu mua lúa của nông dân, chính phủ sẽ tái cơ cấu các công ty lương thực vào đầu tháng 6/2015 để  thu mua được 4 triệu tấn (thay vì bình thường 3,2 triệu tấn), phù hợp với đà ​​tăng sản lượng theo cơ quan thống kê Indonesia

Tại Indonesia, vụ lúa thứ nhất từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, tiếp theo vụ lúa thứ hai từ giữa tháng 3 đến tháng 6, và vụ lúa thứ ba từ tháng 7 đến tháng 10. Tuy nhiên, trong niên vụ 2014-15, xuống giống vụ mùa thứ nhất đã hoãn lại cho đến giữa tháng 12 do thiếu nước và hậu quả là kéo dài mùa vụ thu hoạch, việc tổ chức thu mua lùi lại đến tháng 3/2015. Xuống giống lúa vụ thứ hai và thứ ba vì thế cũng bị ảnh hưởng.

Tính đến tháng 6/2015, nhà nước chỉ thu mua được 1,5 triệu tấn, giảm so với 1,7 triệu tấn năm 2014. Để đạt mục tiêu dự  trữ, Bulog cần mua 2 triệu tấn từ nông dân trong thời kỳ thu hoạch thứ hai (tháng 7-8/2015). Đây là mục tiêu quá khó vì năm 2014 chỉ thu mua có 1,2 triệu tấn dưới điều kiện thời tiết tốt hơn. Nông dân có xu thế bán cho tư thương

Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch tăng sản lượng lúa năm 2015 lúa 7% đến 75,20 triệu tấn so với 70 triệu tấn năm 2014 dù có El Nino gây thời tiết khô hạn ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo. . Bộ Nông nghiệp lên kế hoạch đối phó hạn hán nhằm đạt mục tiêu trên, Bộ đã phân phối 20.000 máy bơm thủy lợi và đào 1.000 giếng cũng như xây dựng 1.000 hồ chứa. Tuy nhiên, khi điều kiện khô đã bị hư hại 52.000 ha đất lúa ở một số vùng, Bộ cắt giảm mục tiêu trên 250.000 - 300.000 tấn, nhưng vẫn cố gắng không nhập khẩu gạo. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Indonesia đạt sản lượng 36,3 triệu tấn gạo (57,17 triệu tấn lúa), và nhập khẩu 1,25 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014-tháng 9/2015). Trong khi một số nhà phân tích dự báo nhập khẩu đến 1,6 triệu tấn.

 6. Ấn Độ

 Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo xuất khẩu gạo  của Ấn Độ niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014- tháng 9/2015) đạt 11,7 triệu tấn, tăng 15% so với năm trước và 15% so với ước tính chính thức của lúc đầu là 10,2 triệu tấn. Dự báo này dựa trên tiến độ xuất khẩu ​​trong 6 tháng cuối năm cao, giá gạo trong nước ổn định, nhu cầu tăng mạnh. Theo thống kê sơ bộ, Ấn Độ xuất khẩu 9 triệu tấn gạo đến ngày 30/6/2015, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 1,6 triệu tấn.

Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch cho phép doanh nghiệp tư nhân thu mua gạo trên thị trường niên vụ 2015-16 (Tháng 10/2015-9/2016) ở một số bang để tăng lượng gạo dự  trữ. ổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI), cơ quan đầu mối thu mua và phân phối lương thực đã mua được 31,518 triệu tấn gạo đến ngày 15/7/2015 so với 35,109 triệu tấn gạo  kế hoạch.

Mưa lớn ở các bang miền Đông của Ấn Độ tây Bengal, Orissa và Manipur đã gây thiệt hại 200.000 ha ruộng lúa. Giám đốc Nha Khí tượng Ấn Độ cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá mưa lớn ảnh hưởng đến năng suất lúa. Chính phủ có thể hỗ trợ nông dân trong các khu vực bị thiệt hại do hạn hán tiếp bị mưa lũ vùi.

Giá gạo trên thế giới giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong vài tháng qua, đặc biệt là trường hợp xuất khẩu gạo basmati. Xuất khẩu gạo basmati đứng ở mức 1 tỷ USD trong ba tháng đầu của niên vụ 2015-16 (tháng 4/2015-tháng 3/2016), giảm 19% so với 1,3 tỷ USD cùng kỳ năm 2014. Giá gạo basmati đã giảm 1,050 USD/tấn so với  1,295 USD/tấn năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu gạo trắng thường đứng ở mức 606 triệu USD trong ba tháng đầu của niên vụ 2015-16, tăng 6% so với 571 triệu USD cùng kỳ năm 2014. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Ấn Độ đã giảm 12% xuống còn 1,70 tỷ USD trong thời gian từ 4-6/2015, trong khi lượng gạo  tăng 8%  đạt 2,7 triệu tấn.

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hiện giá, usd/tấn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 59


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1208087

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72890796