18:30 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ trồng cây này trên vách núi đá

Chủ nhật - 13/08/2017 22:04
Trên những dải đất khô cằn, vách núi đá cheo leo của huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn), cây na đã được người dân trồng phủ một màu xanh ngắt. Tại các xã trồng na nơi đây, ngày càng có nhiều triệu phú thu nhập từ 200 đến 500 triệu đồng mỗi vụ.

Với sự cần cù, sáng tạo trong lao động, người dân Chi Lăng đã đưa cây na phủ xanh những dải đất khô cằn, vách núi đá cheo leo; biến quả na thành sản phẩm mũi nhọn của huyện, giúp người trồng na vươn lên thoát nghèo.

Bà Nguyễn Thị Gái, thôn Mình Hòa, thị trấn Chi Lăng kiểm tra na mới thu hoạch

Na về miền đất Ải

Những thập niên 80 của thế kỷ trước, theo dấu chân của một số bà con tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), cây na bắt đầu bén duyên với mảnh đất Chi Lăng. Khi đó, người dân nhân giống và trồng tự phát để phục vụ nhu cầu gia đình, khi có một phần dư thừa đã đưa ra chợ bán.

Đứng trước khó khăn do diện tích đất nông nghiệp hạn chế, để mở rộng sản xuất, một số hộ dân đã thử đưa cây na lên trồng trên núi đá. Không ngờ cây nhanh chóng thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu của núi đá vôi Chi Lăng. Từ đó, diện tích trồng na không ngừng mở rộng qua từng năm, đến nay diện tích na của toàn huyện lên tới 1.500 ha.

Ông Hứa Văn Đèn, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Chi Lăng cho biết: Từ năm 1990, người dân thôn Minh Hòa, thị trấn Chi Lăng bắt đầu trồng na với mục đích phát triển kinh tế. Sau đó phát triển qua các thôn, xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện.

Cây không phụ công người

Với chủ trương tái cơ cấu cây trồng để thúc đẩy kinh tế - xã hội, huyện Chi Lăng đã xác định cây na là cây mũi nhọn. Từ diện tích vài chục héc ta lên 1.500 ha; từ sản xuất thủ công, truyền thống cho sản lượng, năng suất thấp sang áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất na an toàn cho sản lượng 15.000 tấn/vụ, tạo nguồn thu gần 300 tỷ đồng.

 

Hiệu quả kinh tế từ na đã giúp nhiều xã, thị trấn của huyện Chi Lăng thay đổi diện mạo, đời sống người dân ngày một nâng cao. Thu nhập từ na đã góp phần quan trọng vào việc đạt chuẩn nông thôn mới của một số xã như: Chi Lăng, Quang Lang... Đồng thời, tại các xã trồng na, ngày càng có nhiều triệu phú thu nhập từ 200 đến 500 triệu đồng mỗi vụ.

Bên những thùng na mới thu hoạch, bà Nguyễn Thị Gái, thôn Minh Hòa, thị trấn Chi Lăng phấn khởi: Gia đình tôi là một trong những hộ trồng na để bán đầu tiên trong vùng, từ năm 1982, đến năm 1986 bắt đầu cho thu hoạch và đem bán tại chợ huyện. Đến nay, gia đình đã có hơn 800 gốc na trên sườn núi Cai Kinh; vụ na năm 2016, gia đình thu được hơn 200 triệu đồng, năm nay hy vọng sẽ được cao hơn.

Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường

Hiện nay na Chi Lăng đã có những bước phát triển mạnh cả về diện tích (1.500ha), sản lượng (15.000 tấn) và chất lượng, đòi hỏi phải xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Để nâng cao giá trị và phát triển kinh tế từ cây na một cách bền vững, từ năm 2014, huyện Chi Lăng đã vận động, hỗ trợ nhân dân sản xuất na an toàn và được người dân nhiệt tình ủng hộ. Đến nay, toàn huyện đã có gần 1.000 ha na đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận sản xuất na an toàn theo Thông tư 51/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đồng thời, huyện đã xây dựng thành công hơn 100 ha na theo tiêu chuẩn VietGap và 5 ha theo tiêu chuẩn GlobalGap để hướng đến xuất khẩu sang các thị trường “khó tính” trên thế giới. Để hiện thực hóa, năm 2017, Chi Lăng đẩy mạnh quảng bá hình ảnh na trên các kênh thông tin đại chúng, xây dựng hình ảnh thương hiệu, bao bì, nhãn mác sản phẩm. Đặc biệt, huyện bắt đầu tổ chức các điểm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm tại các thành phố lớn trong nước.

Ông Lương Thành Chung, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng cho biết: Để ổn định đầu ra cho quả na, huyện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tìm hiểu về vùng na, tiếp cận với người dân để hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam tìm kiếm, liên kết mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Úc và các nước châu Âu.

Nguồn: Báo Lạng Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 284

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 283


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1212916

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71440231